Agribank dẫn đầu về số dư tiền gửi khách hàng trong 6 tháng đầu năm

NGÂN HÀNG Việt nAM
07:38 - 10/08/2022
0:00 / 0:00
0:00
Theo kết quả công bố tại báo cáo tài chính giữa niên độ của các ngân hàng, vị trí quán quân tiền gửi thuộc về Agribank với hơn 1,6 triệu tỷ đồng, tăng 3,1% so với đầu năm. Tuy nhiên, ngân hàng có tăng trưởng mạnh nhất trong nửa đầu năm là VPBank với 22,2%.

Tại báo cáo tài chính quý II/2022 của các ngân hàng thương mại ghi nhận tổng tiền gửi khách hàng đạt hơn 9,3 triệu tỷ đồng, tăng 4,5% so với đầu năm.

Trong đó, dù chỉ tăng nhẹ 0,1 điểm % lãi suất huy động đối với tùy kỳ hạn, nhưng top 4 Ngân hàng Quốc doanh gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank và Agribank đều ghi nhận số dư tiền gửi khách hàng trên 1,1 triệu tỷ đồng, lần lượt dẫn đầu bảng với gần 58% tổng tiền gửi của các ngân hàng khảo sát.

Dẫn đầu bảng là Agribank với gần 1,6 triệu tỷ đồng tiền gửi, tăng 3,1% so với đầu năm.

Trong đó, Agribank tiếp tục dẫn vị trí quán quân về tiền gửi với gần 1,6 triệu tỷ đồng, tăng 3,1% so với đầu năm. Theo sau đó là BIDV, VietinBank và Vietcombank ghi nhận tăng trưởng từ 2-5% so với đầu năm.

Nhóm tư nhân cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh với sự tăng nhanh tại VPBank khi ghi nhận tăng trên 22% so với đầu năm với số dư đạt hơn 295.420 tỷ đồng. Tuy nhiên top 5 vẫn thuộc về Sacombank với 456.418 tỷ đồng, tăng 6,8% so với đầu năm.

Các vị trí tiếp theo lần lượt là MB Bank với 396.909 tỷ đồng, tăng 3,2%; ACB là 388.132 tỷ đồng, tăng 2,2%; SHB với 339.768 tỷ đồng, tăng 3,8% và Techcombank với 321.634 tỷ đồng, tăng 2,2%.

Ngoài ra, một số ngân hàng cũng có mức tăng trưởng hai chữ số trong nửa đầu năm về tiền gửi như HDBank (tăng 16%); VIB (tăng 13,6%); TPBank (Tăng 12%).

Trước đó, ngày 1/8, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 04/2022/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, người gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhưng cần tiền đột xuất, nếu rút một phần sẽ vẫn được hưởng mức lãi suất cao cho phần tiền còn lại, thay vì hưởng lãi suất không kỳ hạn thấp như trước.

Như vậy, nếu khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi có kỳ hạn thì chỉ phần rút trước hạn này chịu lãi suất không kỳ hạn thấp nhất, còn phần tiền gửi còn lại vẫn được ngân hàng giữ nguyên mức lãi suất đang áp dụng.

Điều này nhằm bảo đảm quyền lợi của khách hàng và khuyến khích người gửi tiền yên tâm gửi dài hạn do đó nhiều ngân hàng nhanh chóng áp dụng quy định mới trong các sản phẩm, dịch vụ về tiết kiệm cho khách hàng.

Bên cạnh đó, đầu tháng 8, cuộc đua lãi suất tiết kiệm tại các nhà băng niêm yết vẫn rất sôi động khi có thêm sự tham gia của nhóm Big4. Mặc dù so với đầu năm, mặt bằng lãi suất đã tăng lên đáng kể, song đến hiện tại mức lãi suất huy động vẫn tiếp tục tăng 0,3-0,8%/năm.

Theo các chuyên gia tại SSI Research, lãi suất huy động được dự báo có thể tăng thêm 0,5-0,7 điểm % sau khi nới hạn mức tăng trưởng tín dụng. Cả năm, lãi suất huy động được kỳ vọng tăng 1 - 1,5 điểm %.

Trước đó, kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh trong quý III/2022 của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy các tổ chức tín dụng kỳ vọng huy động vốn toàn hệ thống tăng bình quân 4,9% trong quý III và tăng 11,5% trong cả năm nay. Mặt bằng lãi suất cho vay - huy động được các tổ chức tín dụng dự báo có thể tăng nhẹ trong quý III/2022 và cả năm 2022 trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng và xu hướng tăng lãi suất phổ biến trên thế giới.

Tin liên quan

Đọc tiếp

TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.