Áp lực của ngành gỗ: Giá nguyên liệu tăng cao, chi phí tàu biển "tăng khủng khiếp"

Ngành gỗ Việt nAM
17:46 - 04/11/2021
Giá nguyên liệu gỗ chế biến nhập khẩu đã tăng khoảng 20 - 30% so với trước đây.
Giá nguyên liệu gỗ chế biến nhập khẩu đã tăng khoảng 20 - 30% so với trước đây.
0:00 / 0:00
0:00
Trao đổi với Mekong Asean, đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, giá gỗ nhập khẩu tăng khoảng 20 - 30% cùng với chi phí tàu biển tăng cao “khủng khiếp” đang là những khó khăn cho quá trình phục hồi của các doanh nghiệp trong ngành 

Sau khi Nghị quyết 128 của Chính phủ được ban hành, các doanh nghiệp ngành gỗ đang dần đi vào phục hồi. Theo Tổng cục thống kê, các cơ sở chế biến gỗ dăm trở lại hoạt động bình thường, nhiều nhà máy đã bắt đầu khởi động sản xuất các đơn hàng phục vụ nhu cầu cuối năm khiến nhu cầu gỗ nguyên liệu tăng.

Diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước tháng 10/2021 ước tính đạt 30,5 nghìn ha, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước, số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 13,8 triệu cây, tăng 8,0%. Sản lượng gỗ khai thác tháng10/2021 đạt 1.700 nghìn m3, tăng 3,2%. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu 2021 tăng so với 9 tháng đầu 2020, đạt 11,10 tỷ USD.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến, thương mại gỗ Việt Nam vẫn gặp khó khăn với nỗi lo lỡ mất mùa hàng mới bởi giá nguyên liệu nhập khẩu và giá cước vận chuyển vẫn tiếp tục tăng cao, tạo thêm áp lực lên tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích sâu về vấn đề này, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - Viforest trao đổi với MEKONG ASEAN:

Ngành gỗ Việt Nam đang dần hồi phục nhưng đang đối mặt nhiều khó khăn về giá nguyên liệu đầu vào và giá cước chi phí vận tải tăng cao, ông nhận định thế nào về tình hình này?

Ông Ngô Sỹ Hoài: Việt Nam hiện nay vẫn phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu từ nước ngoài để chế biến. Tuy nhiên, thời gian gần đây giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Có hai nguyên nhân khiến cho giá nguyên liệu tăng cao là do thời vụ khai thác gỗ và do tác động của đại dịch ở nhiều nước gây thiếu nhân công khai thác, dẫn đến nguồn cung ứng trở nên khan hiếm.

Ảnh tác giả

"Ngành công nghiệp gỗ gặp khó khăn thật sự, bởi chi phí tàu biển đang tăng rất cao. Sản phẩm gỗ vốn cồng kềnh, chi phí vận tải lại cao trong khi chúng ta xuất khẩu gỗ đi rất nhiều quốc gia khác nhau với trên 140 quốc gia vùng/lãnh thổ, trong đó xuất khẩu sang Mỹ chiếm 60%".

Cụ thể mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 1 triệu m3 gỗ từ Mỹ, nhưng thời gian vừa qua, giá gỗ nhập khẩu đã tăng khoảng 20 - 30% so với trước đây. Các doanh nghiệp Việt Nam phải đa dạng hơn các nguồn nhập khẩu gỗ từ Australia, Châu âu, New Zealand…. bù đắp cho phần thiếu hụt nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ Mỹ. Hy vọng trong thời gian tới giá nguyên liệu gỗ sẽ bình ổn lại.

Chi phí tàu biển từ Việt Nam sang Mỹ thời gian qua tăng cao khủng khiếp. Một container Việt Nam xuất khẩu đi Mỹ trước đây chỉ từ 3000 - 4000 USD giờ tăng lên từ 15000 – 20000 USD. Các hãng tàu giải thích do cung cầu thị trường thế giới, tác động của đại dịch gây tắc nghẽn ở các cảng và thiếu hụt container. Các hãng tàu tuy có cam kết sẽ sớm bình ổn trở lại nhưng thời gian để giá cước vận tải biển có thể trở về như cũ hay không là chưa xác định.

Trong bối cảnh khó khăn như vậy, xin cho biết đánh giá của ông về triển vọng ngành xuất khẩu gỗ những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022?

Ông Ngô Sỹ Hoài: Triển vọng xuất khẩu gỗ Việt Nam sẽ tiếp nối đà tăng trưởng mạnh đặc biệt là xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Mặc dù bị tác động lớn của đại dịch nhưng kim ngạch xuất khẩu gỗ vẫn tăng khoảng 15%. Tuy không được như kỳ vọng nhưng cả năm 2021 cũng sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 14 tỷ USD, tăng trên 12% so với năm 2020.

Ảnh tác giả

Mặc dù bị tác động lớn của đại dịch nhưng kim ngạch xuất khẩu gỗ vẫn tăng khoảng 15%. Tuy không được như kỳ vọng nhưng cả năm 2021 cũng sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 14 tỷ USD, tăng trên 12% so với năm 2020. Thông thường những tháng cuối năm kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng mạnh nhưng năm nay do tác động của đại dịch nên kết quả không được như mong muốn.

Ông Ngô Sỹ Hoài

Trong hai tháng còn lại của năm nay, Việt Nam đã kiểm soát đại dịch và các doanh nghiệp gỗ cũng phục hồi sản xuất nhất định. Thông thường những tháng cuối năm kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng mạnh nhưng năm nay do tác động của đại dịch nên kết quả không được như mong muốn.

Tuy nhiên trong hai tháng cuối năm nay có thể phục hồi gần bằng mức tăng trưởng của năm 2020. Đầu năm 2022, các doanh nghiệp ngành gỗ chắc chắn sẽ cố gắng tăng tốc để bù đắp lại các hợp đồng mà chưa thể giao được hoặc giao không hết theo yêu cầu của khách hàng trong thời gian vừa qua.

Theo ông, những chính sách mở cửa của Chính phủ hiện nay đã đủ tạo điều kiện thúc đẩy ngành gỗ phục hồi và phát triển chưa?

Ảnh tác giả

"Các chính sách của Chính phủ đã mở rộng hết cỡ với nhiều cuộc họp, đối thoại với các chủ hãng tàu hay các đại lý vận tải và đang chờ tín hiệu tín cực".

Ông Ngô Sỹ Hoài

Ông Ngô Sỹ Hoài: Trong quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước trong bối cảnh sâu và rộng như hiện nay, các chính sách của Chính phủ đã mở rộng hết cỡ với nhiều cuộc họp, đối thoại với các chủ hãng tàu hay các đại lý vận tải và đang chờ tín hiệu tín cực.

Đối mặt với việc gia tăng chi phí dẫn đến việc chế biến và thương mại gỗ giảm lãi suất và gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, trong thời gian tới, ngành gỗ sẽ cố gắng giảm chi phí đầu vào, tăng cường mẫu mã chất lượng sản phẩm, cải thiện quản trị làm sao cho ngành chế biến và thương mại gỗ vẫn đảm bảo lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp, người lao động và đất nước.

Nhận định về khả năng phục hồi của ngành gỗ trong Hội nghị “Doanh nghiệp ngành gỗ chuẩn bị phục hồi trong bối cảnh bình thường mới” ngày 29/10, ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã nhận định rằng:

“Nghị quyết số 128 của Chính phủ là tiền đề để không khơi thông cho quá trình hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp đã có những kế hoạch chiến lược để phục hồi sản xuất rất cụ thể, trong đó, có lộ trình cho giai đoạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng.

Việc huy động nguồn lao động và chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào cũng đã được các doanh nghiệp quan tâm. “Một điểm rất quan trọng đối với doanh nghiệp là phải duy trì và các đối tác và các bạn hàng để đảm bảo cung cấp sản phẩm theo đơn hàng đã được đặt ra. Như vậy, chúng ta sẽ giữ được bạn hàng trong những tháng cuối năm và kế hoạch của năm 2022 tới”, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp nói.

Tin liên quan

Đọc tiếp