Áp lực dồn dập, dệt may Việt Nam đối diện với xu hướng 'xanh hoá'

THỊ TRƯỜNG Việt nAM
09:49 - 20/03/2022
Áp lực dồn dập, dệt may Việt Nam đối diện với xu hướng 'xanh hoá'
0:00 / 0:00
0:00
Nhiều doanh nghiệp dệt may hiện đã có đơn hàng đến quý III/2022 nhưng vẫn còn nhiều thách thức liên quan đến dịch bệnh, thị trường, đặc biệt là vấn đề "xanh hoá" mà ngành dệt may cần phải nhìn lại.

2022 là một năm đầy khởi sắc đối với ngành dệt may, 3 kịch bản được Hiệp hội Dệt may Việt Nam xây dựng đều mang tính khả thi, trong đó với kịch bản tích cực nhất là khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát sẽ kéo theo tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 42-43,5 tỷ USD. Cùng với đó, việc Việt Nam thực thi hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang phát huy hiệu quả, là cú hích lớn cho ngành dệt may và cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, hiện doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ nội tại như bất lợi về tỷ giá khiến dệt may Việt Nam giảm sức cạnh tranh trước các đối thủ hay dịch bệnh khiến tình trạng doanh nghiệp thiếu lao động trở thành vấn đề nan giải. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dệt may đã thông báo có lượng đơn đặt hàng kéo dài đến quý III/2022 nhưng chưa thể dự đoán được thị trường sẽ ra sao.

Đặc biệt, ngành dệt may còn phải đối diện với một khó khăn lớn liên quan đến nguyên phụ liệu đầu vào. Tại một số địa phương vẫn cảm thấy ngành dệt nhuộm gây ô nhiễm nên không mặn mà với các dự án phát triển lĩnh vực này. Ngành dệt may đang phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng các khu công nghiệp dệt may lớn có hệ thống xử lý nước thải, bảo vệ môi trường... để đáp ứng phần nào về nguồn nguyên liệu cho ngành.

Một vấn đề đáng lưu ý khác của đa số doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng ngành hàng dệt may gia công cho các nhãn hàng lớn trên thế giới đã tiếp nhận những yêu cầu “xanh hóa” trong sản xuất, như thực hiện trách nhiệm xã hội, môi trường và cắt giảm phát thải…

Khoảng 3-4 năm nay, xu hướng “xanh hóa” ngành dệt may được Việt Nam, thế giới nhắc đến nhiều hơn. Đây là yêu cầu thúc đẩy phát triển ngành dệt may theo hướng bền vững nhằm tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí, góp phần bảo vệ môi trường. Trong 2 năm qua, dịch COVID-19, đẩy giá thành sản phẩm tăng cao, áp dụng các giải pháp phát triển bền vững giúp doanh nghiệp ngành dệt may giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đây cũng là những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh khi tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế, nhưng cũng lại là rào cản lớn nhất hiện nay với các doanh nghiệp vì phải dành khoản đầu tư lớn cho máy móc, công nghệ.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng đặt ra mục tiêu “xanh hóa” với kế hoạch đến năm 2023, giảm 15% tiêu thụ năng lượng, 20% tiêu thụ nước; đến năm 2030, chuyển đổi “xanh hóa” ngành dệt may Việt Nam, đồng thời xây dựng được 30 thương hiệu mang tầm quốc tế.

Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới nhưng chủ yếu vẫn là gia công cho các thương hiệu của nước ngoài, rất ít doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu riêng mang tầm quốc tế. Dù ngành dệt may đã có nhiều nỗ lực trong đầu tư sản xuất nguyên liệu trong nước để giảm nhập khẩu, song 50% nguyên liệu vẫn phải mua từ các nước. Riêng lĩnh vực sợi, doanh nghiệp Việt Nam chỉ sản xuất được những dòng sản phẩm thấp cấp, trung cấp, còn dòng cao cấp nhập khẩu gần 100%. Với sợi dệt giá trị gia tăng cao chủ yếu nằm dòng sản phẩm cao cấp và riêng Trung Quốc sản xuất chiếm 80% dòng sợi cao cấp của thế giới.

Tin liên quan

Đọc tiếp