Áp lực số hóa của ngành vận tải đường bộ tại đất nước vạn đảo

Vận Tải Indonesia
22:04 - 15/02/2022
Ảnh: PT. Solusi Logistik Indonesia
Ảnh: PT. Solusi Logistik Indonesia
0:00 / 0:00
0:00
Ngành logistics đường bộ tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia - một quần đảo gồm hơn 17.000 hòn đảo lớn nhỏ - đang phải đối mặt với thách thức số hóa để cải thiện hiệu quả khi nhu cầu giao hàng ngày càng tăng do đại dịch Covid-19.

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2021 của Google, Temasek và Bain & Company, Indonesia ghi nhận thêm 21 triệu người tiêu dùng số mới từ sự bùng phát của đại dịch COVID-19 trong nửa đầu năm ngoái. Báo cáo này cũng đưa ra dự đoán nền kinh tế internet của quốc gia này sẽ đạt 70 tỷ USD vào năm 2021 và sẽ tăng hơn gấp đôi lên 146 tỷ USD vào năm 2025.

Theo Emma Hartono, Giám đốc điều hành của startup Transporta chuyên cung cấp các công cụ số hóa cho lĩnh vực logistics đường bộ, ngành vận tải đường bộ của Indonesia đang chứng kiến nhu cầu giao hàng tăng vọt nhờ vào sự tăng trưởng của các giao dịch thương mại điện tử và nhu cầu vận chuyển liên quan đến chăm sóc sức khỏe vì đại dịch.

Sự lạc hậu của ngành vận tải đường bộ Indonesia

Tuy nhiên, bà Hartono cho biết ngành vận tải đường bộ là "tụt hậu nhiều nhất về việc áp dụng công nghệ" so với các ngành công nghiệp khác trên toàn quốc. Hiện vẫn còn nhiều công ty vẫn sử dụng các phương pháp thủ công để ghi chép và lưu giữ nhật ký giao hàng và chính điều này gây cản trở tới hiệu quả.

Theo bà, nhập thủ công có nghĩa là dữ liệu không được lưu trữ tốt vì chúng đều ở trên giấy. Những dữ liệu này đều là dữ liệu chưa được phân tích và ảnh hưởng tới quá trình đổi mới của ngành.

Theo một báo cáo vào năm 2021 bởi Trung tâm Katadata Insight và công ty logistics và tổng hợp kho hàng Shipper, việc số hóa đang xảy ra chậm chạp với nhiều tốc độ khác nhau trong khi quá trình này đối với các công ty trung gian thuộc chuỗi cung ứng vẫn ở tình trạng rải rác.

Theo công ty nghiên cứu và tư vấn Supply Chain Indonesia (SCI), ngành logistics của Indonesia có khả năng đạt giá trị 48,8 tỷ USD trong năm nay dựa trên dữ liệu của Cục Thống kê Indonesia từ quý III/2021. Con số này đồng nghĩa với mức gia tăng chỉ 1% so với năm 2020. Bất chấp quy mô khá lớn, ông Setijadi nhận định các nỗ lực số hóa của chính phủ và bản thân ngành này "vẫn chưa đủ".

Hiện ở Indonesia có khoảng 450.000 công ty vận tải đường bộ và phần lớn trong đó được quản lý bởi những người thuộc thế hệ baby boomer từ 56 tới 72 tuổi. Thêm vào đó, nhóm tuổi này lại nằm trong số những người gặp nhiều khó khăn nhất với việc áp dụng các công nghệ mới.

Tuy tình hình đang được cải thiện, tốc độ đổi mới vẫn rất chậm. Vấn đề của phần lớn các công ty này hiện tại chính là có nhu cầu số hóa nhưng không biết phải làm thế nào. Đối với các tài xế, những thách thức địa lý lại càng trở nên khó khăn khi nhu cầu dịch vụ gia tăng. Indonesia là một quốc gia trải dài hơn 5.000 km từ đông sang tây với 3 múi giờ và dân số hơn 270 triệu người - lớn thứ 4 thế giới.

Ông Nuratmo, một tài xế từ năm 1996, cho biết các tài xế đang phải chịu áp lực lớn trong việc giao hàng đúng hẹn. Do đó, nhiều người, đặc biệt là các tài xế đường dài không có đủ thời gian nghỉ ngơi. Những người này đều quen với việc chỉ ngủ từ 1 tới 2 tiếng trước khi tiếp tục công việc của mình.

Là người đứng đầu của tổ chức Paguyuban Driver Tegal-Brebes, một nhóm hỗ trợ khoảng 200 tài xế trên khắp đất nước, ông Nuratmo chia sẻ việc vận chuyển một lô hàng từ 30 đến 40 tấn thép từ Jakarta đến tỉnh Aceh, cực tây của Indonesia trên Sumatra có thể mất từ 8 đến 10 ngày bằng đường bộ. Hành trình này còn bao gồm cả việc đi lại bằng phà.

Để tìm đường, ông thường dựa vào ứng dụng trên điện thoại cá nhân của mình mà không có bất kỳ sự hỗ trợ nào về mặt kỹ thuật số từ công ty. Vì các ứng dụng này phần lớn là dành cho ô tô chở khách, các tuyến đường được đề xuất thường không phù hợp với xe tải lớn.

Mặt khác, tình trạng giá hàng hóa ở phía đông của Indonesia đang ở mức cao hơn phía tây do sự mất cân bằng về cơ sở hạ tầng, nguồn cung và phân phối. Trong một số trường hợp, giá của mặt hàng tăng lên không phải vì hàng hóa không có sẵn mà bởi vì các công ty không thể theo dõi vị trí của hàng hóa. Ở một số khu vực sẽ xảy ra tình trạng thiếu hàng trong khi tại một số địa điểm khác lại xảy ra tình trạng thừa.

Bà Hartono của Transporta cùng ông Danny Jiang, nhà đồng sáng lập của Lacak.io. Ảnh: Transporta

Bà Hartono của Transporta cùng ông Danny Jiang, nhà đồng sáng lập của Lacak.io. Ảnh: Transporta

Nỗ lực của chính phủ và các công ty địa phương

Các vấn đề này đã thu hút được sự chú ý của Tổng thống Joko Widodo. Do đó vào tháng 6/2020, hệ sinh thái hậu cần quốc gia bắt đầu quá trình tái cơ cấu nhằm cải thiện hiệu suất, môi trường đầu tư cũng như khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nói chung.

Ông Setijadi, Chủ tịch SCI, cho biết số hóa logistics có thể cải thiện được khả năng quản lý chuỗi cung ứng. Nếu một bản đồ hệ thống được thành lập, các công ty sẽ có thể ghi nhận được dữ liệu chính xác, sau đó xử lý và phân tích chúng. Các công ty cũng có thể đưa ra dự đoán với một mục tiêu chung là khớp với cung và cầu trên thị trường.

Mặt khác, bà Hartono cho biết Transporta đang nhắm tới mục tiêu trở thành một công ty cung cấp công nghệ hơn là một công ty logistic kỹ thuật số cạnh tranh với các công ty vận tải khác. Cho tới hiện tại, startup này đã đăng ký 82 xe tải và sẽ tiếp tục hợp tác với các nhà cung cấp GPS khác.

Bà Hartono chia sẻ: “Chúng tôi tập trung nhiều hơn vào việc hỗ trợ họ phát triển” vì các công ty vận tải địa phương cần được hỗ trợ để phát triển trước các công ty quốc tế từ Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.

Với số lượng nhân viên chỉ bao gồm 8 người – 3 nhà đồng sáng lập cùng 5 nhân viên, Transporta hoạt động với mục tiêu tối đa hóa tốc độ và việc sử dụng phương tiện của các công ty vận tải đường bộ. Sử dụng hệ thống quản lý vận tải dựa trên đám mây của riêng mình, startup này cung cấp cho người dùng một bảng điều khiển tích hợp các chức năng như quản lý đội xe, theo dõi GPS, kế toán và nhân lực.

Khi sử dụng hệ thống này, các công ty có thể dễ dàng kiểm tra quá trình quản lý đơn hàng, tài liệu, và các nhiệm vụ khác như lịch giao hàng, theo dõi đơn hàng trực tiếp, tài chính và quản lý quan hệ khách hàng. Ngoài ra, Transporta cũng sử dụng công nghệ theo dõi của một công ty startup địa phương khác là Lacak.io để nâng cao độ chính xác của tính năng GPS cho các bản cập nhật trong thời gian thực.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.