Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường 1.000 đồng/lít xăng

GIÁ XĂNG Việt nAM
20:16 - 03/03/2022
Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường 1.000 đồng/lít xăng
0:00 / 0:00
0:00
Bộ Tài chính vừa có tờ trình gửi Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022.

Tại dự thảo này, Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn. Cụ thể giảm 1.000 đồng/lít xăng (trừ etanol), từ 4.000 đồng/lít xuống 3.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn giảm 500 đồng/lít, từ 2.000 đồng/lít xuống 1.500 đồng/lít; dầu hỏa giảm 500 đồng/lít, từ 1.000 đồng/lít xuống 500 đồng/lít.

Cùng với đó, mỡ nhờn giảm 500 đồng/kg, từ 2.000 đồng/kg xuống 1.500 đồng/kg; nhiên liệu bay giữ như mức hiện hành đang được giảm là 1.500 đồng/lít, theo Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31/12/2021 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Để đảm bảo tính kịp thời của chính sách, Bộ Tài chính đề nghị Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Đồng thời, nhằm đảm bảo thuận lợi trong việc tra cứu, Bộ Tài chính đề nghị quy định mức thuế BVMT đối với nhiên liệu bay tại Nghị quyết này, theo đó Nghị quyết sẽ bãi bỏ Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31/2/2021 của UBTVQH.

Ngân sách sẽ giảm thu gần 12 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, nếu tính giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn từ 1/4/2022 thì số giảm thu ngân sách nhà nước (bao gồm cả thuế BVMT, thuế GTGT) sẽ vào khoảng 11.982 tỷ đồng.

Thuế BVMT là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường, nên chi phí thuế BVMT sẽ được chuyển vào giá thành sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế và người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế.

Với việc giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ góp phần trực tiếp làm giảm giá bán lẻ của các mặt hàng này, từ đó làm hạn chế sự gia tăng chi phí sản xuất, giảm giá thành sản xuất, ổn định lạm phát. Đồng thời, sự thay đổi về giá của mặt hàng này sẽ kéo theo sự biến động nhất định về giá của các mặt hàng khác, thể hiện qua sự thay đổi CPI.

Đặc biệt, với giả thiết thời gian có hiệu lực của biện pháp giảm thuế BVMT là từ ngày 1/4/2022 và giá bán lẻ xăng dầu trong nước ổn định ở mức hiện tại trong 9 tháng còn lại của năm 2022 thì ước tác động của biện pháp giảm thuế giúp giảm CPI bình quân năm 2022 khoảng 0,67%.

Trong bối cảnh giá xăng dầu đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, việc giảm thuế BVMT lên đến 1.000 đồng/lít xăng, sẽ góp phần đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.

Theo Bộ Tài chính, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trước diễn biến giá dầu thô thế giới liên tục tăng cao trong thời gian gần đây, nhằm giảm bớt tác động xấu do giá dầu tăng cao đối với lạm phát, tiêu dùng và đời sống người dân, một số quốc gia đã triển khai thực hiện giải pháp giảm thuế đối với xăng dầu (tùy đặc điểm mà mỗi quốc gia áp dụng biện pháp giảm thuế khác nhau).

Chẳng hạn Hàn Quốc tạm thời giảm 20% thuế nhiên liệu đối với xăng, dầu diesel và khí hóa lỏng (LPG) trong vòng sáu tháng đến hết tháng 4/2022; Ấn Độ từ ngày 04/11/2021, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng giảm 0,0671 USD/lít và 0,1342 USD/lít đối với dầu diesel.

Thái Lan giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dầu diesel từ mức 5,99 bạt/lít xuống mức 3 bạt/lít trong thời hạn 03 tháng đến hết ngày 20/5/2022. Ba Lan giảm thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng trong vòng 5 tháng từ ngày 20/12/2021; giảm thuế giá trị gia tăng đối với gas từ 23% xuống 8% từ tháng 1 đến tháng 3/2022

Tin liên quan

Đọc tiếp

TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.