Bộ Tài chính xem xét sửa đổi 6 luật thuế khác nhau

TÀI CHÍNH Việt nAM
23:36 - 02/03/2022
Bộ Tài chính xem xét sửa đổi 6 luật thuế khác nhau
0:00 / 0:00
0:00

Bộ Tài chính vừa có văn bản về việc đánh giá và đề xuất sửa đổi 6 luật thuế gồm Luật Thuế bảo vệ môi trường, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và Luật Thuế tài nguyên.

Trong công văn, Bộ Tài chính nêu rõ căn cứ kế hoạch số 81 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện kết luận số 19 của Bộ Chính trị và đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Đối với Luật thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính yêu cầu đánh giá theo từng nhóm vấn đề gồm đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, cơ sở tính thuế và xác định số thuế phải nộp, thuế suất, giảm trừ gia cảnh. Đề xuất sửa đổi diễn ra trong bối cảnh thông tin báo chí đã nhiều lần phản ánh quy định về thuế thu nhập cá nhân còn nhiều bất cập so với điều kiện kinh tế hiện nay.

Đặc biệt, chỉ trong vòng 1 năm qua, giá xăng đã tăng cao hơn 50% lên đỉnh lịch sử kéo theo nhiều hàng hóa thiết yếu khác đều đi lên. Vì vậy quy định cho giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế và 4,4 triệu đồng/người/tháng là không đảm bảo cho nhiều gia đình trong sinh hoạt hàng ngày.

Trong vấn đề xoay quanh bình đẳng trong chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết: Theo pháp luật về thuế thu nhập cá nhân thì có 10 khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế với các mức thuế suất và cách tính thuế khác nhau. Trong đó, duy nhất thu nhập từ tiền lương tiền công áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần (các mức thuế từ 5%-35%), còn các khoản thu nhập khác áp dụng theo thuế suất toàn phần.

Đối với hoạt động kinh doanh áp dụng theo biểu thuế toàn phần chi tiết theo từng lĩnh vực ngành nghề, trong đó ngành nghề kinh doanh cung cấp dịch vụ (bao gồm cả cung cấp dịch vụ nội dung thông tin số) chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%, thuế thu nhập cá nhân 2% (tổng hai loại thuế là 7%).

Nếu so sánh mức thuế của cá nhân kinh doanh (7%) với mức thuế bậc cao nhất của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công (35%) là không phù hợp, bởi vì khoảng 90% cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công chỉ ở mức bậc 1 và bậc 2 (5%-10%).

Ngoài ra, đối với thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính cho rằng đã thực hiện từ năm 2012. Sau 10 năm thực hiện, nội dung đánh giá cần được các cơ quan, bộ ngành rà soát, nghiên cứu và nêu rõ những vướng mắc phát sinh về đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, biểu khung thuế, khai thuế, tính thuế... Đặc biệt, cần đề xuất chính sách mới, sửa đổi.

Cơ quan này cũng kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương, đánh giá mức độ phù hợp giữa khung và mức thuế bảo vệ môi trường hiện nay với mức độ gây ô nhiễm của các hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế làm cơ sở kiến nghị, sửa đổi khung, mức thuế phù hợp.

Đối với Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp và Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Bộ Tài chính cũng kiến nghị đánh giá với các nội dung về đối tượng chịu tiền thuê đất; tiền sử dụng đất; lệ phí trước bạ; thuế sử dụng đất; các khoản thuế khi chuyển quyền sở hữu hoặc sử dụng đất; căn cứ tính thuế và phí; chính sách miễn giảm thuế, phí…

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.