Cần ít nhất 750 tỷ đồng vốn điều lệ để kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM
08:57 - 06/07/2023
Cần ít nhất 750 tỷ đồng vốn điều lệ để kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
0:00 / 0:00
0:00
Tại Nghị định số 46/2023/NĐ-CP vừa ban hành, Chính phủ đã quy định rõ mức vốn điều lệ tối thiểu và vốn được cấp tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp tái bảo hiểm.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe, vốn điều lệ tối thiểu là 750 tỷ đồng Việt Nam.

Nếu doanh nghiệp kinh doanh 3 loại hình gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, và một trong 2 loại hình bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí thì vốn tối thiểu là 1.000 tỷ đồng. Còn đối với doanh nghiệp kinh doanh cả 4 loại hình thì vốn tối thiểu là 1.300 tỷ đồng.

Vốn tối thiểu cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh) và bảo hiểm sức khỏe là 400 tỷ đồng. Với doanh nghiệp kinh doanh 3 loại hình gồm bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh là 450 tỷ đồng. Doanh nghiệp kinh doanh cả 4 loại hình kể trên cần vốn điều lệ tối thiểu 500 tỷ đồng.

Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe là 400 tỷ đồng.

Về doanh nghiệp tái bảo hiểm, vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả 2 loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe là 500 tỷ đồng.

Với doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả 2 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe, vốn điều lệ tối thiểu là 900 tỷ đồng.

Doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe sẽ cần vốn tối thiểu 1.400 tỷ đồng.

Vốn được cấp tối thiểu của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài sẽ là 250 tỷ đồng nếu doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh) và bảo hiểm sức khỏe.

Với doanh nghiệp kinh doanh 3 loại hình gồm bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh, vốn được cấp tối thiểu là 300 tỷ đồng. Doanh nghiệp kinh doanh cả 4 loại hình kể trên cần vốn được cấp tối thiểu 400 tỷ đồng.

Vốn được cấp tối thiểu của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả 2 loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe là 400 tỷ đồng.

Doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả 2 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe cần vốn được cấp tối thiểu cho chi nhánh là Chính sách, Bảo hiểm, Luật Kinh doanh bảo hiểm, thành lập, góp vốn, doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính450 tỷ đồng.

Với chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe cần vốn tối thiểu được cấp là 700 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Giá vàng miếng đang niêm yết tại mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn tròn trơn vẫn giữ ở mức cao gần 77 triệu đồng/lượng.
Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Giá vàng miếng SJC giảm nhanh hàng triệu đồng xuống dưới mốc 84 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn hôm nay cũng quay đầu xuống dưới 77 triệu đồng/lượng.
Ảnh: Thảo Ngân - Mekong ASEAN

Vàng SJC, vàng nhẫn cao chót vót

Sáng 9/4, giá vàng tiếp tục tăng phi mã. Hiện các doanh nghiệp đang niêm yết vàng SJC ở mốc 82,42 triệu đồng/lượng, trong khi đó, vàng nhẫn cũng neo tại đỉnh lịch sử trên 75 triệu đồng/lượng.