Căng thẳng chính trị châu Âu khiến chứng khoán châu Á chao đảo

CHỨNG KHOÁN CHÂU Á
15:29 - 22/02/2022
Căng thẳng chính trị châu Âu khiến chứng khoán châu Á chao đảo
0:00 / 0:00
0:00
Thị trường chứng khoán tại châu Á - Thái Bình Dương lao dốc trong ngày 22/2 khi nhà đầu tư gia tăng lo ngại về khủng hoảng giữa Nga và Ukraine

Tối 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố công nhận độc lập của hai nước ly khai ở miền đông Ukraine là Donetsk và Luhanks, đồng thời ra lệnh cho quân đội Nga tiến vào vùng đất này để làm nhiệm vụ "gìn giữ hòa bình".

Động thái mới của ông Putin có thể phá hỏng kế hoạch đối thoại thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng như những hy vọng ngoại giao khác nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Ngay sau bài phát biểu của ông Putin, Tổng thống Mỹ Biden đã ký các lệnh hành pháp để trừng phạt kinh tế hai nước cộng hòa ly khai Donetsk và Luhansk. Liên minh Châu Âu cũng tuyên bố sẽ có các biện pháp cấm vận bổ sung.

Lập tức, đồng Ruble đã giảm xuống dưới ngưỡng 80 Ruble/USD, mức thấp nhất trong 2 năm qua. Thị trường chứng khoán nước này thì bốc hơi 18% ngay trong buổi chiều 21/2. Chỉ số tiêu chuẩn MOFX Russia đã giảm tới 11%, mức cao nhất kể từ tháng 3/2014 khi bán đảo Crimea tách khỏi Ukraine về với Nga.

Ngoài ra, dù có dự trữ ngoại hối thuộc hàng cao nhất nhì thế giới với 630 tỷ USD nhưng số tiền đảm bảo cho các khoản vay ngoại tệ của Nga hiện đã lên mức cao nhất kể từ năm 2016.

Chứng khoán châu Á lao dốc

Sức ép chính trị đã khiến thị trường châu Á - Thái Bình Dương trải qua một ngày thứ ba đen tối. Chỉ số chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (MSCI Index) mất 0,66% trong phiên sáng 22/2.

Tại thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 mất 2% ngay đầu phiên và thu hẹp ở cuối phiên sáng về mức 1,66%. Trong khi đó, chỉ số Topix sụt 1,33%. Chỉ số Kospi trên thị trường Hàn Quốc cũng hạ 1,2%.

Chỉ số Hang Seng của sàn giao dịch Hồng Kông (Trung Quốc) lao dốc 1,55%. Chỉ số tổng hợp Thượng Hải trên thị trường Trung Quốc sụt 0,73% và chỉ số thành phần Thâm Quyến giảm 1,08%.

Tại các thị trường khác cũng đều ghi nhận phiên giao dịch ảm đạm với chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 0,71%. Chỉ số MSCI của cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương (không tính thị trường Nhật Bản) cũng mất 1,07%.

Diễn biến tương tự, thị trường Việt Nam cũng trải qua phiên sáng đỏ lửa. Ngay khi mở cửa, VN-Index giảm hơn 15 điểm về dưới 1.495 điểm, VN-Index có thời điểm đánh mất mốc 1.485. Tuy nhiên lực cầu tại vùng này lập tức trở thành điểm đỡ, chỉ số sau đó đã hồi trở lại và hiện chỉ còn giảm hơn 15 điểm.

Tính đến 13h40, VN-Index giảm 15,38 điểm (1,02%) còn 1.495,46 điểm, VN30-Index giảm 12,3 điểm (0,8%) còn 1.521,1 điểm.

"Tình hình hiện tại đang ngày càng bất ổn và chúng tạo nên áp lực đi xuống cho thị trường tài chính toàn cầu", chuyên gia Manik Narain của UBS lo lắng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.