Câu chuyện cổ phiếu FLC bị bán tháo và bài học cho nhà đầu tư ưa ‘đu đỉnh’

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
15:55 - 11/01/2022
Khi nhóm "cá mập" tháo chạy, cổ phiếu sẽ rớt giá khó phanh.
Khi nhóm "cá mập" tháo chạy, cổ phiếu sẽ rớt giá khó phanh.
0:00 / 0:00
0:00

FLC đang là tâm điểm sàn chứng khoán với câu chuyện thanh khoản kỷ lục và ông Trịnh Văn Quyết bán chui 74,8 triệu cổ phiếu. Chỉ trong 2 phiên, FLC mất đi gần 14% thị giá khiến nhà đầu tư đang “đu đỉnh” theo mã này không khỏi mất ăn mất ngủ.

Câu chuyện Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết “bán chui” 74,8 triệu cổ phiếu đã tác động lớn đến thị trường hôm nay (11/1). Ngay từ sáng sớm, lực bán họ FLC (FLC, ROS, AMD, HAI) đã rất mạnh; và giá cổ phiếu nhóm này cũng giảm sâu, thậm chí có thời điểm chạm sàn. Trong đó FLC khớp tới gần 70 triệu đơn vị chỉ sau hơn một giờ giao dịch. Đóng phiên giao dịch, FLC mất 6% thị giá so với hôm qua, nằm sàn ở mức giá sàn 19.700 đồng.

Như vậy, với hơn 709 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường thì giá trị vốn hoá của FLC đã mất đến hơn 1.029 tỉ đồng. Nếu tính cả phiên hôm 10/1, cổ phiếu FLC mất tổng cộng 2.850 đồng, tương ứng mất đến 2.000 tỉ đồng giá trị vốn hoá. Vì thế, những nhà đầu tư ôm vào cổ phiếu này trong mấy phiên “lên đỉnh” trước đó không như ngồi trên đống lửa mới lạ.

Chứng khoán cũng là một lĩnh vực kinh doanh mà nhà đầu tư cần có kiến thức và kinh nghiệm.

Chứng khoán cũng là một lĩnh vực kinh doanh mà nhà đầu tư cần có kiến thức và kinh nghiệm.

Thực tế thời điểm vừa qua chính là thời điểm FLC đạt thị giá cao nhất kể từ khi chào sàn. Từ khi niêm yết trên sàn HoSE vào tháng 8/2014 đến tháng 3/2021, FLC chưa khi nào vượt qua được mức giá 10.000 đồng. Vậy mà từ đầu tháng 11 đến nay, cổ phiếu nhà tỷ phú Trịnh Văn Quyết liên tục tăng tốc, lập đỉnh 22.600 đồng vào phiên 7/1.

Sự bứt phá mạnh mẽ của FLC theo đà chung của nhóm cổ phiếu bất động sản và xây dựng đã mang tới cho nhà đầu tư hi vọng về dự đột phá trong năm 2022, khi mà dịch bệnh đã được kiểm soát, nền kinh tế dần đi vào phục hồi.

Tuy nhiên, câu chuyện “đu đỉnh” và kinh nghiệm xương máu của những nhà đầu tư khi tháo chạy khỏi các mã cổ phiếu xanh vỏ đỏ lòng chưa bao giờ cũ. Theo các chuyên gia phân tích, sở dĩ có rất nhiều "sóng" cổ phiếu bất động sản là do những nhà đầu tư cá mập tạo lập và khi họ rút chân ra, nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ bị "nhấn chìm" đầu tiên.

Đắng cay mua đỉnh bán đáy

Thực tế thời gian qua, các mã tăng bốc đầu như CEO, CII, LDG, DIG… đều được các lãnh đạo và cổ đông lớn của doanh nghiệp nhanh chóng “xả hàng”. Như mới đây nhất CII được chính “gia đình mình” là CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM thông báo bán hết (hơn 44,3 triệu cổ phiếu quỹ) với con số chốt lời có thể lên tới hơn 1.500 tỷ.

Lượng cổ phiếu lớn được bán ra ở vùng thị giá đỉnh nhưng vẫn rất nhiều nhà đầu tư háo hức mua vào với niềm tin thời gian tới nó còn lên cao hơn nữa. Nhưng cơ sở nào cho niềm tin ấy thì vẫn còn rất nhiều người mù mờ. Việc đầu tư như chơi bạc giúp người này nhanh chóng thành “cá mập” nhưng cũng dễ biến người kia thành phù du.

Một ví dụ mới đây nhất là cổ phiếu LIC của Tổng Công ty Licogi. Từ khi chào sàn UPCoM vào tháng 8/2018 đến tháng 10/2021, mã này luôn đi ngang với mức giá loanh quanh vùng 5.000 đồng. Vậy mà từ tháng 11/2021, LIC miệt mài leo dốc và đạt đỉnh 147.000 đồng (phiên 30/11). Nghĩa là tăng tới 140 lần.

Tuy nhiên, sau khi vươn lên đỉnh cao ấy, LIC lại quay đầu đi xuống, tuy không nhanh như đi lên nhưng cũng lấy đi của nhà đầu tư khá nhiều tài sản. Tới phiên hôm nay (11/1), cổ phiếu này chỉ còn giá 68.000 đồng, tức là giảm hơn 1 nửa giá trị. Thử hỏi nhà đầu tư “đu đỉnh” cùng LIC, sao tránh khỏi khóc ròng?

Cổ phiếu LIC đang khiến nhiều nhà đầu tư phải khóc ròng.

Cổ phiếu LIC đang khiến nhiều nhà đầu tư phải khóc ròng.

Một ví dụ khác là cổ phiếu IDI của Công ty Đầu tư và Phát triển đa quốc gia I.D.I. Chốt phiên 11/1, mã này giảm hết biên độ xuống còn 16.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, chỉ trong tháng 11/2021, IDI tăng dựng đứng từ 11.000 đồng lên 25.000 đồng. Trước đó, giao dịch của mã từ khi chào sàn chủ yếu dưới 10.000 đồng.

Cổ phiếu IDI tăng trần 14 phiên liên tục sau khi có hàng loạt thông tin bơm thổi triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp. Dù vậy vẫn có hàng trăm nhà đầu tư cá nhân tin và đổ tiền vào mua. Và sau khi một lãnh đạo của công ty bất ngờ thông báo bán hết hàng triệu cổ phiếu đang nắm giữ thì IDI đột ngột đảo chiều. Lúc này, nhà đầu tư nháo nhào bán tháo nhưng cũng chẳng dễ dàng. Đến thời điểm này thì những người nắm cổ phiếu IDI có lẽ chỉ còn biết “cầu trời khấn phật” sao cho có phép nhiệm màu.

Theo các chuyên gia chứng khoán, làn sóng nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường thời gian qua lấn át hoàn toàn những nhóm đầu tư khác. Nhưng phần lớn họ không rành phân tích tài chính cũng như chưa có kinh nghiệm. Có người may mắn tham gia lúc thị trường đang tăng trưởng mạnh nên cứ mua là thắng, cứ mua là lên giá, lãi cao nên tin rằng chiến lược “đu đỉnh” của mình là đúng.

Người này rỉ tai người kia, vậy là các mã lên đỉnh càng lên cao hơn. Chỉ đến khi có sự rút lui của một nhà đầu tư “cá mập” họ mới nhận ra mình đã quá mù quáng với canh bạc này. Nhưng cá bé mà chạy theo cá mập thì chỉ có “hít khói”.

Tin liên quan

Đọc tiếp