Cổ phiếu FLC bị chuyển sang diện kiểm soát do chậm nộp BCTC kiểm toán

flc Cổ Phiếu
11:12 - 06/05/2022
Trụ sở Tập đoàn FLC. Ảnh: Sơn Quách
Trụ sở Tập đoàn FLC. Ảnh: Sơn Quách
0:00 / 0:00
0:00
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) ngày 6/5 thông báo quyết định chuyển cổ phiếu FLC từ diện "cảnh báo" sang "kiểm soát" kể từ ngày 12/5, do doanh nghiệp này chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2021 quá 30 ngày so với thời hạn quy định.

Trước đó, cuối tháng 4, FLC cùng với hai mã cùng hệ sinh thái là ROS của Xây dựng FLC Faros và HAI của Nông dược H.A.I đã bị HoSE đưa vào diện cảnh báo với cùng nguyên nhân là chậm công bố thông tin báo cáo tài chính năm 2021 đã kiểm toán quá 15 ngày so với thời hạn quy định.

Giải trình về vấn đề này, FLC cho biết Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt đang là đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021 của FLC Group nhưng ngày 30/3, công ty kiểm toán này đã bị Ủy ban Chứng khoán đình chỉ tư cách được kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng. Vì vậy BCTC năm 2021 của FLC đến nay chưa được phát hành và công bố thông tin đúng thời hạn.

FLC cho biết tập đoàn hiện nay đang gấp rút tìm đơn vị kiểm toán mới trong danh sách được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021.

Chốt phiên giao dịch ngày 5/5, cổ phiếu FLC niêm yết tại mức 7.820 đồng/cổ phiếu, đã mất hơn 65% kể từ đỉnh giá 22.550 đồng (phiên 7/1/2022).

Mới đây, công ty CP Tập đoàn FLC (FLC) cũng công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2022 với doanh thu thuần 1.085 tỉ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, FLC báo lỗ sau thuế hơn 465,4 tỉ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 42,5 tỉ đồng. Đây là mức lỗ lớn nhất mà Tập đoàn FLC phải chịu kể từ quý 2/2020.

Theo giải trình của FLC, trong 3 tháng đầu năm 2022, công ty thu hẹp mảng kinh doanh thương mại và doanh thu bất động sản giảm do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Đặc biệt, chi phí tài chính tăng mạnh lên 161 tỉ đồng, gấp gần ba lần cùng kỳ năm 2021, chủ yếu do tăng chi phí lãi vay và dự phòng các khoản đầu tư. Ngoài ra, FLC còn chịu lỗ 265 tỉ đồng vì khoản đầu tư trong các công ty liên doanh - liên kết, trong khi quý 1/2021 khoản mục này có lãi gần 18 tỉ đồng.

Đáng chú ý, nợ phải trả của FLC tăng thêm gần 2.100 tỉ đồng, chủ yếu do tăng các khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn (1.207 tỉ đồng) và vay ngắn hạn (1.169 tỉ đồng). Nợ vay hiện vào mức 7.100 tỉ đồng và các chủ nợ lớn nhất của FLC có Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Việt Nam (Sacombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Quốc Dân, Ngân hàng TMCP Phương Đông…

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.