Đại biểu 'truy' vấn đề quy hoạch treo, Bộ trưởng Xây dựng nhận trách nhiệm

Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Bộ sẽ hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến những dự án quy hoạch treo, tăng cường thẩm tra năng lực của nhà đầu tư, kịp thời xử lý các vi phạm.

Đại biểu 'truy' vấn đề quy hoạch treo, Bộ trưởng Xây dựng nhận trách nhiệm

Tại Phiên Chất vấn chiều ngày 3/11, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn về hàng loạt vấn đề liên quan đến quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, quản lý thị trường bất động sản, xây dựng nhà ở xã hội.

Quan tâm đến vấn đề quy hoạch, Đại biểu Phan Thái Bình - Đoàn ĐBQH Tỉnh Quảng Nam nêu báo cáo số 130 ngày 28/10 cho thấy vẫn còn hạn chế liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch đô thị, bao gồm điều chỉnh tổng thể và cục bộ, nhất là quy hoạch chi tiết tại các địa phương còn có tình trạng tùy tiện, không tuân thủ quy định pháp luật. Do đó đề nghị Bộ trưởng nêu hệ lụy, nguyên nhân chủ quan, trách nhiệm và giải pháp khắc phục.

Đại biểu Phan Thái Bình - Đoàn ĐBQH Tỉnh Quảng Nam
Đại biểu Phan Thái Bình - Đoàn ĐBQH Tỉnh Quảng Nam

Trả lời Đại biểu Phan Thái Bình, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết nguyên nhân của vấn đề này đến từ công tác đánh giá, rà soát thực hiện quy hoạch chưa kịp thời, việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư còn nặng hình thức, chưa được quan tâm đúng mức, việc thi hành pháp luật còn chưa được triệt để.

Bộ trưởng Xây dựng thừa nhận có trách nhiệm khi thiếu đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, chưa kịp thời hướng dẫn, xử lý những vi phạm theo quy định của pháp luật liên quan đến quy hoạch đô thị để đảm bảo công tác này được thực hiện chặt chẽ đúng theo quy định của pháp luật.

Để khắc phục, Bộ sẽ đề xuất sửa đổi điều chỉnh các luật liên quan đến quy hoạch đô thị và nông thôn, trong đó dự kiến sửa đổi bổ sung, hoàn thiện pháp luật về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, hoàn thiện quy trình lập quy hoạch, quy trình điều chỉnh cục bộ quy hoạch.

Trong khuôn khổ phiên chất vấn, Đại biểu Dương Khắc Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông nêu, thời gian qua công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch Nhà nước về phát triển đô thị đã đạt được những bước tiến mới quan trọng. Tuy nhiên, các vi phạm, sai phạm trong lĩnh vực này trên địa bàn cả nước vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều nơi chất lượng quy hoạch không đảm bảo, đặc biệt là tình trạng quy hoạch nhiều năm nhưng chưa thực hiện hay còn gọi là quy hoạch "treo" và không ít nơi "treo bền vững".

Thực trạng này gây lãng phí nguồn lực xã hội, cản trở sự phát triển chung của đất nước. Đại biểu đặt câu hỏi về trách nhiệm, giải pháp của Bộ Xây dựng để giải quyết căn cơ vấn đề này.

Đại biểu Dương Khắc Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông
Đại biểu Dương Khắc Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông

Trước nghị trường, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thẳng thắn thừa nhận đây là những dự án chưa xác định được nguồn lực, chất lượng quy hoạch và cơ chế triển khai đầu tư. "Quy hoạch của chúng ta chưa đảm bảo chất lượng, thiếu tầm nhìn, dự báo chưa chính xác và cũng không đồng bộ các quy hoạch liên quan, gây mâu thuẫn giữa các quy hoạch với nhau", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ngoài ra, việc tổ chức quản lý quy hoạch cũng chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Một số địa phương còn chủ quan khi mở rộng đất phát triển đô thị mà chưa tính toán chính xác nguồn lực. Thủ tục đất đai còn chậm và năng lực của chủ đầu tư cũng chưa đảm bảo.

Trách nhiệm này, theo Bộ trưởng, thuộc về các cơ quan lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý, đánh giá, rà soát quy hoạch. Bộ Xây dựng cũng chưa kiểm tra, đôn đốc, thanh tra, xử lý kịp thời, hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật để đảm bảo quy hoạch chặt chẽ, có tầm nhìn và khả thi.

Thời gian tới, Bộ sẽ tập trung hoàn thiện quy định pháp luật, bổ sung những quy định như tăng sự tham gia của cộng đồng dân cư, nhà đầu tư trong quá trình lấy ý kiến đồ án quy hoạch. Ngoài ra sẽ thẩm định dự án đầu tư, tăng thẩm tra năng lực đầu tư về vốn và khả năng huy động vốn.

Quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, Đại biểu Phan Đức Hiếu - Đoàn ĐBQH Tỉnh Thái Bình nêu tình hình hiện nay có rất nhiều dự án nhà ở, khu đô thị sau thời gian sử dụng thì hạ tầng như vỉa hè, đường xá... xuống cấp, nhưng không thể nâng cấp vì chưa bàn giao cho chính quyền.

Nhà nước chưa nâng cấp được còn chủ đầu tư thì bỏ bê. Đại biểu đặt câu hỏi vấn đề này có thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng hay không, nếu có thì sẽ được giải quyết như thế nào và khi nào.

Đại biểu Phan Đức Hiếu - Đoàn ĐBQH Tỉnh Thái Bình.
Đại biểu Phan Đức Hiếu - Đoàn ĐBQH Tỉnh Thái Bình.

Trả lời đại biểu Phan Đức Hiếu, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết những năm gần đây nhiều địa phương đã phát triển các khu nhà ở, khu đô thị khác nhau cả về quy mô lẫn chất lượng hạ tầng, tạo ra nhiều đô thị đồng bộ. Tuy nhiên, ông thừa nhận nhiều dự án đến nay vẫn chưa bàn giao hạ tầng kĩ thuật cho địa phương, một số chưa bàn giao đã xuống cấp.

Theo Bộ trưởng, có 4 nguyên nhân chính của vấn đề này. Thứ nhất, quy định pháp luật về xây dựng đô thị trước 2021 mới chỉ có quy định mang tính nguyên tắc, chưa có quy định cụ thể nên việc bàn giao còn lúng túng.

Thứ hai, các dự án có nhiều phân kỳ kéo dài nên chủ đầu tư chậm bàn giao hạ tầng kỹ thuật để chờ hoàn thành, trong khi đó hạ tầng từ thời kì đầu xuống cấp.

Thứ ba, người đứng đầu Bộ Xây dựng cho rằng một số chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trước khi bàn giao, dẫn đến chất lượng hạ tầng còn kém.

Thứ tư, nguồn lực của chính quyền cả về nhân lực lẫn vật lực đều chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, do đó chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng hạ tầng.

Để giải quyết vấn đề này, thời gian tới Bộ Xây dựng sẽ tập trung xây dựng pháp luật liên quan. Trong đó, tiếp tục rà soát để quy định rõ hơn việc chủ đầu tư phải đề xuất phương án bàn giao ngày từ khi lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc khi lập hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Đồng thời, các cơ quan Nhà nước cũng phải có trách nhiệm hơn trong việc đốc thúc chủ đầu tư.

Song song đó, Bộ Xây dựng sẽ đề xuất sửa đổi các nghị định thuộc phạm vi quản lý, trong đó có vấn đề bàn giao hạ tầng kỹ thuật. Đặc biệt, việc xử phạt hành chính tương ứng khi không tuân thủ cũng sẽ được đề xuất sửa đổi.

Cũng liên quan đến vấn đề quy hoạch, Đại biểu Lê Thanh Vân - ĐBQH tỉnh Cà Mau chất vấn về gốc rễ của việc chậm trễ trong việc phê duyệt quy hoạch cấp tỉnh hiện nay tác động đến quy hoạch vùng và quy hoạch tổng thể quốc gia.

Đại biểu Lê Thanh Vân - ĐBQH tỉnh Cà Mau
Đại biểu Lê Thanh Vân - ĐBQH tỉnh Cà Mau

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện Luật Quy hoạch, phải đồng thời cùng lúc lập 110 quy hoạch, gồm một quy hoạch tổng thể quốc gia, 6 quy hoạch của 6 vùng kinh tế, 39 quy hoạch ngành quốc gia và 63 quy hoạch cấp tỉnh. "Chúng ta đang tiến hành khối lượng công việc rất lớn", Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.

Thông tin chi tiết hơn về tiến độ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, quy hoạch tổng thể quốc gia đang được báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét thông qua kỳ họp tới. Hiện nay, với 6 quy hoạch vùng, Chính phủ đã thông qua quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 5 vùng còn lại đang tổ chức lập, 39 quy hoạch ngành quốc gia đã xong 5 quy hoạch ngành giao thông, 63 quy hoạch của địa phương đã thẩm định 9 quy hoạch, còn hơn 50 tỉnh đã xong và đang thẩm định.

"Tiến độ này là chậm so với yêu cầu do lần đầu thực hiện, còn nhiều cách hiểu khác nhau về tích hợp quy hoạch, lực lượng tư vấn còn mỏng. Phương pháp quy hoạch tích hợp với khối lượng lớn chưa đáp ứng yêu cầu", Bộ trưởng KH&ĐT lý giải.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Song, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định Chính phủ rất quan tâm và có nhiều văn bản chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch theo quan điểm không vì tiến độ mà bỏ qua chất lượng.

Tại nghị trường, Bộ trưởng cam kết sẽ cố gắng tháo gỡ khó khăn, hướng dẫn, tham gia cùng địa phương, các bộ ngành có phương pháp lập quy hoạch tốt nhất. Ông khẳng định lần này không phải cứ xong quy hoạch tỉnh mới làm quy hoạch vùng mà sẽ làm đồng thời, quy hoạch sau nếu có khác thì sẽ điều chỉnh theo quy hoạch cấp cao hơn.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn

Đại biểu: "Dân sửa nhà trong ngõ cũng biết, nhưng cao ốc vi phạm lại không phát hiện ra"

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn nêu câu hỏi về tình trạng dân sửa chữa nhà tận trong ngõ nhưng thanh tra xây dựng vẫn nắm được, trong khi nhiều công trình lớn, thậm chí là những cao ốc ngoài mặt đường có vi phạm trật tự xây dựng nhưng cơ quan chức năng không phát hiện ra. Liệu có tham nhũng, tiêu cực trong vấn đề này hay không, đại biểu đặt vấn đề.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định, về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng đã có quy định đầy đủ, chế tài rõ ràng. Bộ Xây dựng có trách nhiệm trong việc hướng dẫn, đôn đốc, triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

"Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật theo hướng chặt chẽ hơn, khả thi hơn, hạn chế và giảm dần vi phạm trong thời gian tới", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cam kết.

Nghị trường tranh luận việc áp thuế 5% với phân bón

Nghị trường tranh luận việc áp thuế 5% với phân bón

Một số đại biểu lo ngại áp thuế VAT 5% sẽ làm tăng giá phân bón trên thị trường, khiến giá nông sản tăng cao trong khi theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, nếu 'phân tích rộng ra'thì việc này 'không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà cho cả nông dân'.
ĐBQH: Nhiều chung cư sử dụng vài thập kỷ vẫn tăng giá gấp đôi, gấp ba

ĐBQH: Nhiều chung cư sử dụng vài thập kỷ vẫn tăng giá gấp đôi, gấp ba

Thảo luận về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội sáng 28/10, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến việc giá nhà tăng cao bất thường thời gian qua. Đây cũng là vấn đề mà cử tri, nhân dân rất quan tâm bởi sát sườn với thực tế đời sống.
Nghịch lý nhiều khu đô thị bị bỏ hoang nhưng người dân khó mua nhà

Nghịch lý nhiều khu đô thị bị bỏ hoang nhưng người dân khó mua nhà

Theo báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội, tại TP Hà Nội và TP HCM đã không còn phân khúc căn hộ chung cư có giá phù hợp với thu nhập của đa số người dân.
Chủ tịch Quốc hội: Chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập của người dân còn quá lớn

Chủ tịch Quốc hội: Chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập của người dân còn quá lớn

Theo Chủ tịch Quốc hội, hiện không thiếu nguồn cung nhà ở, nhu cầu cũng có nhưng khả năng thanh toán của người dân lại khó.
Đại biểu tranh luận việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Đại biểu tranh luận việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Trong phiên thảo luận hội trường chiều 23/10 về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến đề xuất thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa.
Động lực mới thúc đẩy câu chuyện của Việt Nam lên một tầm cao mới

Động lực mới thúc đẩy câu chuyện của Việt Nam lên một tầm cao mới

Theo Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài để có được vị thế như ngày hôm nay. Ngày nay, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là một trong những động lực mới xuất hiện giúp thúc đẩy câu chuyện của Việt Nam lên một tầm cao mới.
Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Trước áp lực ngày càng lớn từ thị trường, nhà đầu tư, những cam kết về môi trường đang nổi lên như một yếu tố thiết yếu trong hành trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Mekong ASEAN trân trọng giới thiệu bài viết xoay quanh câu chuyện này với tiêu đề “Thông tin môi trường trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết: Rủi ro của những cam kết môi trường chung chung và lời kêu gọi đổi mới”.
AI có thể giúp tăng tỷ lệ khách quốc tế quay lại Việt Nam

AI có thể giúp tăng tỷ lệ khách quốc tế quay lại Việt Nam

Đây là nhận định của TS. Nuno F. Ribeiro, Giảng viên cấp cao tại Đại học RMIT kiêm Chủ tịch Tiểu ban du lịch và nhà hàng khách sạn của EuroCham Việt Nam trong loạt bài “Tác động của AI đối với ngành du lịch Việt Nam” công bố ngày 10/10.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Muốn làm đổi mới sáng tạo phải có cơ chế đặc thù

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Muốn làm đổi mới sáng tạo phải có cơ chế đặc thù

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, bên cạnh 3 đột phá về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực, cần phải lấy khoa học công nghệ, lấy đổi mới sáng tạo làm động lực để đột phá phát triển. Đây là con đường duy nhất, không còn con đường nào khác và cơ hội nào khác.
Để chứng khoán Việt Nam thu hút mạnh hơn dòng vốn ngoại

Để chứng khoán Việt Nam thu hút mạnh hơn dòng vốn ngoại

Theo chuyên gia JICA, các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản đang dành nhiều sự quan tâm cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đưa sầu riêng thành sản phẩm quốc gia

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đưa sầu riêng thành sản phẩm quốc gia

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, muốn xây dựng thương hiệu sầu riêng thì phải có hiệp hội ngành hàng, trong đó có sự liên kết của các doanh nghiệp, các nhà vựa với bà con nông dân để bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường đang dần hồi phục, theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian sắp tới.
'Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu thu hút các doanh nghiệp Đài Loan'

'Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu thu hút các doanh nghiệp Đài Loan'

Đây là nhận định của nhóm chuyên gia HSBC tại báo cáo nghiên cứu về hành lang thương mại giữa Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) với tiêu đề "Đầu tư từ Đài Loan tiếp sức cho ngành công nghiệp công nghệ cao Việt Nam".
Chuyên gia chỉ cách kiếm tiền ổn định từ thị trường chứng khoán và 'yên tâm đi ngủ'

Chuyên gia chỉ cách kiếm tiền ổn định từ thị trường chứng khoán và 'yên tâm đi ngủ'

Vì ham mức lợi nhuận cao, nhiều nhà đầu tư đã phải trả giá đắt khi chạy theo những "cơn sóng" của thị trường chứng khoán. Theo chuyên gia, cách đầu tư an toàn và sinh lời bền vững chính là tích sản.
Kinh nghiệm từ các quốc gia trong việc thực thi EUDR

Kinh nghiệm từ các quốc gia trong việc thực thi EUDR

Ngày 30/7, Bộ NN&PTNT và UNDP phối hợp tổ chức hội thảo kỹ thuật về “Rà soát mức độ sẵn sàng thực hiện EUDR của ngành cà phê và gỗ ở Việt Nam”.
Kinh tế 6 tháng đầu năm: 'Chạy đà' cho mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%

Kinh tế 6 tháng đầu năm: 'Chạy đà' cho mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%

TS. Lê Duy Bình từ Economica Vietnam cho rằng, có cơ sở để tin tưởng mục tiêu tăng trưởng cả năm sẽ đạt khoảng 6,5%. Đặc biệt, nền kinh tế sẽ phát triển bền vững nếu như đầu tư tư nhân trong nước tiếp tục đóng vai trò là trụ cột trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội.
Kỳ vọng đại biểu chất vấn vấn đề nổi cộm, tư lệnh ngành không vòng vo

Kỳ vọng đại biểu chất vấn vấn đề nổi cộm, tư lệnh ngành không vòng vo

ĐBQH cho rằng 4 nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn tại kỳ họp này rất sát thực tiễn, với những nội dung liên quan được cử tri, người dân quan tâm như thi hành sớm Luật Đất đai năm 2024; kiểm toán các cơ quan, doanh nghiệp; xâm nhập mặn vùng ĐBSCL...
'Không thể đổ cho cơ chế, vì cơ chế cũng là do con người làm ra'

'Không thể đổ cho cơ chế, vì cơ chế cũng là do con người làm ra'

Các đại biểu đề xuất sớm có chính sách tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư để giải quyết vấn đề vướng mắc bấy lâu nay, giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án.
Chuyên gia đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT đến hết năm 2024

Chuyên gia đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT đến hết năm 2024

Theo TS. Cấn Văn Lực, nếu khai thác tốt những động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, tăng trưởng xanh, liên kết vùng, cải cách thể chế kinh tế, năng suất lao động... GDP có thể tăng thêm từ 0,9 - 1,4 điểm phần trăm.
Vàng miếng sắp hết độc quyền?

Vàng miếng sắp hết độc quyền?

Định hướng quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.
Đại biểu Quốc hội: Đổi mới sáng tạo trước hết từ cơ chế, chính sách

Đại biểu Quốc hội: Đổi mới sáng tạo trước hết từ cơ chế, chính sách

"Các kế hoạch khi được trình, nếu chiếu theo pháp luật rồi nói là kế hoạch hay đấy nhưng không được duyệt thì cán bộ không còn động lực để sáng tạo đổi mới, mà sẽ tiếp tục đi theo lối mòn, thậm chí xơ cứng, vô cảm", đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường phát biểu.
Điểm nhấn Kỳ họp thứ 6: Thông suốt, hiệu quả, năng động và thẳng thắn

Điểm nhấn Kỳ họp thứ 6: Thông suốt, hiệu quả, năng động và thẳng thắn

Quốc hội đã khép lại Kỳ họp thứ 6 với khối lượng công việc lớn, thảo luận, cho ý kiến, thông qua nhiều quyết sách quan trọng. Các đại biểu đều kỳ vọng sự thành công của kỳ họp sẽ là tiền đề để đất nước bước vào năm 2024 với hào khí mới, xung lực mới.
Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể "bôn ba" ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập thì nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng.
Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể "bôn ba" ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập thì nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng.
'Chất vấn và trả lời chất vấn thẳng thắn, có trọng tâm'

'Chất vấn và trả lời chất vấn thẳng thắn, có trọng tâm'

Chủ tịch Quốc hội đánh giá, các thành viên Chính phủ, trưởng ngành nắm chắc thực trạng của ngành, lĩnh vực phụ trách, cơ bản đã trả lời thẳng thắn, giải trình nghiêm túc, làm sáng tỏ nhiều vấn đề và đề ra giải pháp để khắc phục.
Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Văn hoá tranh luận về phim Đất rừng phương Nam

Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Văn hoá tranh luận về phim Đất rừng phương Nam

Theo đại biểu, các vấn đề dư luật đặt ra là những vấn đề chính đáng và cơ quan quản lý phải quan tâm để có chính sách phù hợp.
Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Văn hoá tranh luận về phim Đất rừng phương Nam

Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Văn hoá tranh luận về phim Đất rừng phương Nam

Theo đại biểu, các vấn đề dư luật đặt ra là những vấn đề chính đáng và cơ quan quản lý phải quan tâm để có chính sách phù hợp.
Rất cần chính sách đặc thù cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Rất cần chính sách đặc thù cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Mặc dù còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong giai đoạn ban đầu nhưng khi có hành lang pháp lý đầy đủ, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ vận hành trơn tru, về đích đúng kỳ vọng.
Gỡ vướng dự án BOT, đại biểu Quốc hội lo ngại những hệ lụy

Gỡ vướng dự án BOT, đại biểu Quốc hội lo ngại những hệ lụy

Tại Nghị quyết số 62, Quốc hội giao nhiệm vụ Bộ GTVT trong năm 2022 phải giải quyết dứt điểm những vướng mắc, bất cập về trạm thu phí dự án BOT, tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn để xóa 'quy hoạch treo'

Xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn để xóa 'quy hoạch treo'

Bộ Xây dựng đang xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp tới.
Bộ trưởng TN&MT: Cần có chương trình quốc gia xử lý các dòng sông chết

Bộ trưởng TN&MT: Cần có chương trình quốc gia xử lý các dòng sông chết

Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh cho rằng cần có chương trình mục tiêu quốc gia để xử lý những dòng sông chết và các đơn vị xả thải phải đóng góp nguồn lực.
'Hơi thở của doanh nghiệp bây giờ sâu sắc hơn rất nhiều'

'Hơi thở của doanh nghiệp bây giờ sâu sắc hơn rất nhiều'

Các doanh nghiệp đã ý thức tốt hơn trong việc đặt ra chiến lược, phát triển mang tính dài hơi, bền vững cho sự nghiệp của mình.
Tăng trưởng kinh tế ‘chạy đà’ hướng đến mục tiêu GDP 6,5%

Tăng trưởng kinh tế ‘chạy đà’ hướng đến mục tiêu GDP 6,5%

Kinh tế Việt Nam năm 2023 đã đi được 3/4 quãng đường trong bối cảnh bề bộn khó khăn. Tuy vậy, nhìn về triển vọng cuối năm, các động lực tăng trưởng chính đã bắt đầu cho thấy những dấu hiệu phục hồi.
ĐBQH: Cần xác định nhà là để ở, không phải để đầu cơ

ĐBQH: Cần xác định nhà là để ở, không phải để đầu cơ

Theo đại biểu, cần có chính sách lớn về nhà ở đầu tiên nhằm ưu đãi những người mua nhà lần đầu, hạn chế cấp tín dụng với ngôi nhà thứ hai, đánh thuế chuyển nhượng tài sản và nhà ở theo các mức tăng dần.
Chuyên gia: Hạ lãi suất rất quan trọng nhưng không phải liều thuốc vạn năng

Chuyên gia: Hạ lãi suất rất quan trọng nhưng không phải liều thuốc vạn năng

Các chuyên gia đồng thuận việc hạ lãi suất rất quan trọng nhưng đây không phải liều thuốc vạn năng, cần kết hợp với nhiều chính sách khác như kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư công... để tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tốt hơn.
Chính sách tiền tệ chuyển sang 'linh hoạt, nới lỏng' để hỗ trợ phục hồi, tăng trưởng

Chính sách tiền tệ chuyển sang 'linh hoạt, nới lỏng' để hỗ trợ phục hồi, tăng trưởng

TS. Cấn Văn Lực đánh giá, việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển chính sách tiền tệ sang trạng thái "linh hoạt, nới lỏng" thời điểm này là chỉ đạo phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế.
Xem thêm