Địa phương nào dẫn đầu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

ĐẦU TƯ CÔNG Việt nAM
11:46 - 14/06/2023
Địa phương nào dẫn đầu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công
0:00 / 0:00
0:00
Tính hết ngày 31/5/2023, Tiền Giang đứng đầu cả nước với tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, đạt 49,22% kế hoạch.

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công nguồn NSNN năm 2023 là 809.245,8 tỷ đồng. Trong đó, kế hoạch vốn đã giao là 796.358,6 tỷ đồng bao gồm vốn trong nước là 764.429,1 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 31.929,4 tỷ đồng; kế hoạch vốn chưa giao là 12.887,2 tỷ đồng.

Bộ Tài chính cho biết, tỷ lệ ước giải ngân 5 tháng kế hoạch năm 2023 đạt 20,80% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 22,22%, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2022 (22,37%). Trong đó, vốn trong nước đạt 22,64%, vốn nước ngoài đạt 12,02%.

Có 39/52 Bộ, cơ quan trung ương và 16/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 15%, trong đó có 32 Bộ, cơ quan trung ương và 5 địa phương chỉ giải ngân được dưới 10% kế hoạch vốn.

Có 8 Bộ, cơ quan trung ương và 23 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 25%. Một số Bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Tiền Giang (45,89%), Đồng Tháp (44,28%), Long An (40,06%), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (40,04%).

Tiền Giang dẫn đầu cả nước về giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm 2023

Theo báo cáo tổng hợp từ Bộ Tài chính, dự kiến đến hết tháng 5/2023, tỉnh Tiền Giang giải ngân được 2.439 tỷ đồng, đạt 45,89% tổng kế hoạch vốn được giao và đạt 49,22% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Với tỷ này, hiện Tiền Giang đang đứng đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân cao.

Năm 2023, tỉnh Tiền Giang được Thủ tướng Chính phủ giao trên 4.954 tỷ đồng vốn đầu tư công, địa phương giao thêm 360 tỷ đồng. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công tỉnh Tiền Giang phải thực hiện giải ngân trong năm 2023 là trên 5.314 tỷ đồng.

Để đạt được kết quả trên, ngay từ đầu năm, tỉnh Tiền Giang đã đồng loạt triển khai nhiều công trình đầu tư trọng điểm như dự án cầu Vàm Giồng trên đường tỉnh 864 chạy dọc sông Tiền, dự án 6 cống ngăn mặn ven sông Tiền, dự án đầu tư xây mới Trung tâm Kiểm nghiệm, kiểm soát bệnh tật, dự án Xử lý sạt lở bờ sông Tiền trên cù lao Tân Phong, huyện Cai Lậy…

Ngoài ra, Tiền Giang cũng đẩy nhanh tiến độ thi công để đưa vào sử dụng các công trình đã đầu tư trước đó như: cầu Vàm Cái Thia, cầu bắc qua sông Mỹ Đức Đông, huyện Cái Bè, bệnh viện 1.000 giường (TP Mỹ Tho)... tạo bước ngoặc lớn về phát triển hạ tầng giao thông.

Khó khăn hiện nay trong triển khai các công trình đầu tư công của Tiền Giang được đánh giá là công tác giải phóng mặt bằng. Các dự án Trung ương đầu tư trên địa bàn điển hình như Cầu Rạch Miễu 2, Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1... gặp khó khăn do chi phí giải phóng mặt bằng tăng, tăng tổng mức đầu tư thực hiện công tác điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án.

Khánh thành cầu Vàm Cái Thia và cầu Mỹ Đức Tây Bắc.

Khánh thành cầu Vàm Cái Thia và cầu Mỹ Đức Tây Bắc.

Sửa luật, tháo vướng mắc đầu tư công

Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đang lấy ý kiến góp ý với đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 40/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, việc xây dựng và ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 40/2020/NĐ-CP của Chính phủ là cần thiết nhằm hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý chắc chắn cho các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương trong triển khai kế hoạch đầu tư công, giảm thiểu thủ tục hành chính và sự lúng túng, e ngại của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, thông qua đó góp phần thúc đẩy việc thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công, sớm đưa các công trình, dự án vào khai thác, sử dụng, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Dự thảo Nghị định đề xuất 5 chính sách mới kỳ vọng tháo gỡ vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công:

Chính sách 1, quy định về cấp có thẩm quyền quyết định thời gian bố trí vốn thực hiện dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư.

Chính sách 2, quy định các trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Chính sách 3, bổ sung, điều chỉnh một số nội dung về thẩm định thiết kế, dự toán dự án không có cấu phần xây dựng.

Chính sách 4, sửa đổi quy định về việc xử lý kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Trung ương hàng năm không giải ngân hết được phép kéo dài thời gian thực hiện.

Chính sách 5, bổ sung một số trường hợp kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn hàng năm, thẩm quyền kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch hàng năm vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.