Gói hỗ trợ lãi suất 40 nghìn tỷ đồng: Lo tiền khó đến tay doanh nghiệp

TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết gói hỗ trợ lãi suất 40 nghìn tỷ mà Quốc hội đang bàn chỉ đơn thuần là hỗ trợ lãi suất chứ không phải hỗ trợ mở rộng các điều kiện tín dụng. Do đó, số lượng doanh nghiệp được vay theo gói này có thể không nhiều.

Gói hỗ trợ lãi suất 40 nghìn tỷ đồng: Lo tiền khó đến tay doanh nghiệp

Đánh giá về hỗ trợ lãi suất quy mô 40 nghìn tỷ trong 2 năm là biện pháp tác động mạnh nhất trong Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên các đại biểu Quốc hội vẫn còn nhiều băn khoăn về gói hỗ trợ này. Có đại biểu cho rằng với mức hỗ trợ 2%, doanh nghiệp tiếp tục phải đi vay và trả mức lãi suất sau hỗ trợ dao động khoảng 6-7%, rất khó khả thi với nhiều lĩnh vực đang rất yếu như du lịch, giao thông… Đó là chưa nói đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp.

Trước những ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội, Mekong Asean đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia xoay quanh quy mô cũng như tính hiệu quả của gói hỗ trợ lãi suất 40 nghìn tỷ.

TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia
TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia

Từ góc độ chuyên gia tài chính, ông đánh giá ra sao về gói hỗ trợ lãi suất trị giá 40 nghìn tỷ trong dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ triển khai Chương trình phục hồi mà Chính phủ vừa trình Quốc hội?

Gói hỗ trợ lãi suất 40 nghìn tỷ trong 2 năm, như vậy mỗi năm 20 nghìn tỷ. Với mức hỗ trợ lãi suất 2%, đồng nghĩa mỗi năm sẽ có 1 triệu tỷ tín dụng giá rẻ được bơm ra nền kinh tế, 2 năm là 2 triệu tỷ.

Với quy mô tín dụng toàn nền kinh tế hàng năm khoảng 10 triệu tỷ/ năm như hiện nay, mức hỗ trợ lãi suất 1 triệu tỷ/ năm cũng không phải lớn. Hơn nữa, cũng chỉ những doanh nghiệp nào đảm bảo đủ các điều kiện tín dụng của ngân hàng thì mới được vay. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã công bố hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2022 rồi. Cho nên tôi cho rằng gói này không làm cung tín dụng bị mở rộng một cách thái quá không kiểm soát được, vượt trần của NHNN hay gây rủi ro lạm phát.

Về nguồn lực huy động cho gói này, nếu lấy từ ngân sách Nhà nước (NSNN) thì tốt nhất là phát hành trái phiếu Chính phủ, các ngân hàng thương mại mua. Ngân hàng thương mại mua không hết thì NHNN mua.

Đặc biệt, trong dự thảo Nghị quyết Chính phủ vừa trình Quốc hội thì có một câu hoàn toàn mới là cho phép các NHNN mua trái phiếu Chính phủ. Trước đây luật không cho điều đó, thì giờ đây dự thảo Nghị quyết mới đã mở ra cánh cửa này.

Ảnh tác giả

"Tôi đánh giá việc cho phép NHNN mua trái phiếu Chính phủ là điều mới nhất, tiến bộ nhất của dự thảo Nghị quyết này, nó giúp gỡ những nút thắt trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Bởi vì ta phải tính trong tương lai còn nhiều khủng hoảng cần huy động nguồn lực chứ đâu chỉ có mỗi khủng hoảng này".

TS. Lê Xuân Nghĩa

Thời gian qua, một số doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề kiến nghị về việc gặp khó khăn khi tiếp cận tín dụng do không đáp ứng đủ điều kiện nhận hỗ trợ tín dụng. Vậy gói hỗ trợ lãi suất sắp tới có giải quyết được vấn đề này không, thưa ông?

Đúng là nhiều doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn rất lớn về dòng tiền mà không tiếp cận được vốn, do khó khăn về tài sản đảm bảo hoặc có lịch sử nợ xấu được giãn hoãn. Thường thì những doanh nghiệp này không đủ điều kiện vay ngân hàng. Do vậy, lo ngại của họ về khả năng tiếp cận vốn trong Chương trình phục hồi tới đây, đặc biệt là gói hỗ trợ lãi suất nếu có cũng đúng thôi.

Có thể nói đến nay, số doanh nghiệp còn đủ điều kiện để vay tín dụng ngân hàng còn không nhiều, tức là các khoản vay mới sắp tới chắc chắn cũng không phải nhiều. Trong khi đó, gói hỗ trợ lãi suất đang đề xuất chỉ đơn thuần là hỗ trợ lãi suất chứ không phải hỗ trợ mở rộng các điều kiện tín dụng để doanh nghiệp vay được. Do đó, số lượng doanh nghiệp được vay theo gói này chắc là cũng không nhiều.

Nỗi lo lớn hơn là khi NHNN tuyên bố ngừng gói giãn hoãn nợ đang triển khai hiện nay thì tình cảnh doanh nghiệp chắc chắn sẽ khó khăn hơn.

Ảnh tác giả

"Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện tiếp cận tín dụng trước đây, rất có khả năng doanh nghiệp vẫn sẽ đứng ngoài cuộc trong gói hỗ trợ tín dụng mới của ngân hàng".

TS. Lê Xuân Nghĩa

Theo như ông nói, có phải gói hỗ trợ lãi suất này nhiều khả năng chưa thể giải bài toán khát vốn của doanh nghiệp? Vậy nếu triển khai gói này, ngành ngân hàng có thể cung cấp hỗ trợ gì thêm để gỡ phần nào nút thắt hay không?

Đúng vậy, tôi cho rằng gói hỗ trợ lãi suất này không thể trực tiếp hỗ trợ được cho những doanh nghiệp đang thực sự cần vốn để phục hồi lại sản xuất do rào cản điều kiện tín dụng.

Về phía ngân hàng, họ cũng không làm khác được. Ngân hàng khi cấp tín dụng phải đảm bảo đúng các điều kiện trong Luật các tổ chức tín dụng về an toàn tín dụng, phòng ngừa rủi ro tín dụng. Những quy định đó mang tính chất luật lệ rồi, không thể bỏ được.

Nhìn chung, ở các nước, họ ít sử dụng gói hỗ trợ lãi suất này. Chính phủ các nước thường đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có khả năng phục hồi vay vốn bất luận doanh nghiệp có đủ điều kiện hay không. Chỉ khi Chính phủ bảo lãnh thì mới có "tiền tươi thóc thật" hỗ trợ doanh nghiệp.

Thêm nữa việc thực hiện gói này còn có nguy cơ đi ngược lại xu thế của thế giới, khi thế giới bắt đầu tăng lãi suất để trung hòa chính sách tiền tệ nới lỏng thì Việt Nam lại tìm các biện pháp giảm lãi suất. Do đó cần cân nhắc cả về hiệu quả và rủi ro khi quyết định thực hiện hỗ trợ lãi suất.

Nhiều đại biểu quan ngại chưa tung ra hỗ trợ nhưng thị trường chứng khoán đã sốt, giá bất động sản bị đẩy lên nhiều lần. Ý kiến của ông về nguy cơ Chương trình phục hồi nói chung và gói hỗ trợ lãi suất nói riêng làm phình to bong bóng tài chính và bất động sản?

Về bong bóng thị trường tài sản, đặc biệt bất động sản, thì tôi đánh giá đây là một rủi ro thực sự. Sau vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm, dường như có làn sóng sốt đất lan tỏa ra toàn quốc. Nhiều phiên đấu giá ở các tỉnh bị dừng lại vì đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn. Có hiện tượng giá đất đang bị đẩy lên rất ghê, có nơi lên không chỉ vài chục phần trăm mà hàng trăm phần trăm.

Trong khi đó, các dự án được cấp phép rất ít, làm trầm trọng thêm tình trạng nguồn cung hạn hẹp. Có dấu hiệu thị trường bất động sản bị lũng đoạn bởi hiện tượng độc quyền, độc quyền nhóm. Rồi hiện tượng đầu cơ thứ cấp, mua để đấy khiến bất động sản không đến tay người dùng cuối cùng. Giá treo trên trời trong khi giao dịch thực tế rất ít. Đây là dấu hiệu của bong bóng bất động sản bắt đầu xuất hiện.

Do đó, cần có các giải pháp từ NHNN và Chính phủ để kiềm chế sự nóng lên của thị trường bất động sản, nhất là khi bắt đầu thực hiện Chương trình phục hồi tới đây. Vì nguồn cơn vấn đề chủ yếu bắt nguồn từ tâm lý thị trường thôi.

Về thị trường chứng khoán có nóng lên trong thời gian qua, bên cạnh những rủi ro thì cũng cần thấy những điểm tích cực rằng thị trường được nâng đỡ bởi những yếu tố vĩ mô rất tốt: lạm phát thấp, lãi suất thấp, tỷ giá hối đoái ổn định, triển vọng phục hồi kinh tế khá tốt…

Trong thời gian tới, biện pháp đảm bảo ổn định thị trường là một mặt tạo điều kiện cho nhà quản lý tăng cường khả năng giám sát thị trường, thúc đẩy tính minh bạch thị trường, mặt khác cần giúp nhà đầu tư nhận ra rằng muốn tránh rủi ro thì cách tốt nhất không phải tháo chạy mà là đa dạng hóa danh mục đầu tư một cách khoa học trên nền tảng thông tin thị trường lành mạnh.

Ảnh tác giả

"Cần giúp nhà đầu tư nhận ra rằng muốn tránh rủi ro thì cách tốt nhất không phải tháo chạy mà là đa dạng hóa danh mục đầu tư một cách khoa học trên nền tảng thông tin thị trường lành mạnh".

TS. Lê Xuân Nghĩa

Vậy còn rủi ro lạm phát và nợ xấu thì sao, thưa ông?

Về lạm phát thì tôi nghĩ không có gì phải lo ngại. Lạm phát của năm 2022 phải có độ trễ đâu đó từ năm 2021. Trong khi năm 2021 lạm phát rất thấp, cả năm chỉ 1,84%, là mức rất thấp. Tăng trưởng tín dụng cũng chỉ ở mức 12,9%. Các gói kích thích kinh tế cũng rất nhỏ, không có khả năng tạo ra sức cầu lớn trong trung hạn. Do đó, lạm phát cầu kéo dù có cũng không đáng kể, không gây hiệu ứng lớn trong năm 2022.

Trên thị trường quốc tế, năm 2022, lạm phát dự kiến giảm nhẹ so với năm 2021, sức ép lạm phát nhập khẩu sẽ nhẹ nhàng hơn năm nay.

Nợ xấu thì là rủi ro lớn nhất. Con số chính thức cho thấy nợ xấu tiềm ẩn đâu đó khoảng 8%. Tỷ lệ nợ xấu tiềm ẩn 8% là một con số khổng lồ và rất có thể sẽ trở thành hiện thực khi NHNN ngừng chương trình giãn hoãn nợ.

Con số này thậm chí còn có nguy cơ lớn hơn do nhiều khoản nợ hiện đã được đảo nợ thông qua việc phát hành trái phiếu trong thời gian vừa qua. Theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế, nợ xấu thực tế có thể lên tới 10%. Đây là vấn đề cần được đánh giá nghiêm túc và có chiến lược xử lý mang tính trung hạn chứ không làm nhanh được.

Ảnh tác giả

"Theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế, nợ xấu thực tế có thể lên tới 10%. Đây là vấn đề cần được đánh giá nghiêm túc và có chiến lược xử lý mang tính trung hạn".

TS. Lê Xuân Nghĩa

Thêm nữa, cần nhớ rằng rủi ro nợ xấu gắn liền với thị trường bất động sản. Cho nên nếu ta kiểm soát được thị trường bất động sản, để thị trường này phát triển ổn định và lành mạnh thì việc xử lý nợ xấu có thể bớt đi nhiều trở ngại. Ngược lại, nếu để bong bóng bất động sản hình thành và vỡ thì cả thị trường nhà đất trở về tình trạng đóng băng, nợ xấu ngân hàng khi đó có thể trở thành một rủi ro đe dọa cả hệ thống tài chính.

Tức là cần rà soát toàn bộ trái phiếu bất động sản cũng như tín dụng có liên quan đến bất động sản để có lộ trình từng bước xử lý nợ xấu. Ngoài ra, cần kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng của thị trường bất động sản vì nó chính là tài sản đảm bảo của các món nợ xấu đó. Một khi thị trường bong bóng và đóng băng thì giá trị tài sản đảm bảo của các món nợ này sẽ tụt dốc còn rất thấp, vô cùng nguy hiểm cho an toán hệ thống ngân hàng.

Xin cảm ơn ông!

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đưa sầu riêng thành sản phẩm quốc gia

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đưa sầu riêng thành sản phẩm quốc gia

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, muốn xây dựng thương hiệu sầu riêng thì phải có hiệp hội ngành hàng, trong đó có sự liên kết của các doanh nghiệp, các nhà vựa với bà con nông dân để bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường đang dần hồi phục, theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian sắp tới.
'Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu thu hút các doanh nghiệp Đài Loan'

'Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu thu hút các doanh nghiệp Đài Loan'

Đây là nhận định của nhóm chuyên gia HSBC tại báo cáo nghiên cứu về hành lang thương mại giữa Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) với tiêu đề "Đầu tư từ Đài Loan tiếp sức cho ngành công nghiệp công nghệ cao Việt Nam".
Chuyên gia chỉ cách kiếm tiền ổn định từ thị trường chứng khoán và 'yên tâm đi ngủ'

Chuyên gia chỉ cách kiếm tiền ổn định từ thị trường chứng khoán và 'yên tâm đi ngủ'

Vì ham mức lợi nhuận cao, nhiều nhà đầu tư đã phải trả giá đắt khi chạy theo những "cơn sóng" của thị trường chứng khoán. Theo chuyên gia, cách đầu tư an toàn và sinh lời bền vững chính là tích sản.
Kinh nghiệm từ các quốc gia trong việc thực thi EUDR

Kinh nghiệm từ các quốc gia trong việc thực thi EUDR

Ngày 30/7, Bộ NN&PTNT và UNDP phối hợp tổ chức hội thảo kỹ thuật về “Rà soát mức độ sẵn sàng thực hiện EUDR của ngành cà phê và gỗ ở Việt Nam”.
Kinh tế 6 tháng đầu năm: 'Chạy đà' cho mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%

Kinh tế 6 tháng đầu năm: 'Chạy đà' cho mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%

TS. Lê Duy Bình từ Economica Vietnam cho rằng, có cơ sở để tin tưởng mục tiêu tăng trưởng cả năm sẽ đạt khoảng 6,5%. Đặc biệt, nền kinh tế sẽ phát triển bền vững nếu như đầu tư tư nhân trong nước tiếp tục đóng vai trò là trụ cột trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội.
Kỳ vọng đại biểu chất vấn vấn đề nổi cộm, tư lệnh ngành không vòng vo

Kỳ vọng đại biểu chất vấn vấn đề nổi cộm, tư lệnh ngành không vòng vo

ĐBQH cho rằng 4 nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn tại kỳ họp này rất sát thực tiễn, với những nội dung liên quan được cử tri, người dân quan tâm như thi hành sớm Luật Đất đai năm 2024; kiểm toán các cơ quan, doanh nghiệp; xâm nhập mặn vùng ĐBSCL...
'Không thể đổ cho cơ chế, vì cơ chế cũng là do con người làm ra'

'Không thể đổ cho cơ chế, vì cơ chế cũng là do con người làm ra'

Các đại biểu đề xuất sớm có chính sách tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư để giải quyết vấn đề vướng mắc bấy lâu nay, giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án.
Chuyên gia đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT đến hết năm 2024

Chuyên gia đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT đến hết năm 2024

Theo TS. Cấn Văn Lực, nếu khai thác tốt những động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, tăng trưởng xanh, liên kết vùng, cải cách thể chế kinh tế, năng suất lao động... GDP có thể tăng thêm từ 0,9 - 1,4 điểm phần trăm.
Vàng miếng sắp hết độc quyền?

Vàng miếng sắp hết độc quyền?

Định hướng quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.
Đại biểu Quốc hội: Đổi mới sáng tạo trước hết từ cơ chế, chính sách

Đại biểu Quốc hội: Đổi mới sáng tạo trước hết từ cơ chế, chính sách

"Các kế hoạch khi được trình, nếu chiếu theo pháp luật rồi nói là kế hoạch hay đấy nhưng không được duyệt thì cán bộ không còn động lực để sáng tạo đổi mới, mà sẽ tiếp tục đi theo lối mòn, thậm chí xơ cứng, vô cảm", đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường phát biểu.
Điểm nhấn Kỳ họp thứ 6: Thông suốt, hiệu quả, năng động và thẳng thắn

Điểm nhấn Kỳ họp thứ 6: Thông suốt, hiệu quả, năng động và thẳng thắn

Quốc hội đã khép lại Kỳ họp thứ 6 với khối lượng công việc lớn, thảo luận, cho ý kiến, thông qua nhiều quyết sách quan trọng. Các đại biểu đều kỳ vọng sự thành công của kỳ họp sẽ là tiền đề để đất nước bước vào năm 2024 với hào khí mới, xung lực mới.
Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể "bôn ba" ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập thì nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng.
Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể "bôn ba" ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập thì nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng.
'Chất vấn và trả lời chất vấn thẳng thắn, có trọng tâm'

'Chất vấn và trả lời chất vấn thẳng thắn, có trọng tâm'

Chủ tịch Quốc hội đánh giá, các thành viên Chính phủ, trưởng ngành nắm chắc thực trạng của ngành, lĩnh vực phụ trách, cơ bản đã trả lời thẳng thắn, giải trình nghiêm túc, làm sáng tỏ nhiều vấn đề và đề ra giải pháp để khắc phục.
Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Văn hoá tranh luận về phim Đất rừng phương Nam

Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Văn hoá tranh luận về phim Đất rừng phương Nam

Theo đại biểu, các vấn đề dư luật đặt ra là những vấn đề chính đáng và cơ quan quản lý phải quan tâm để có chính sách phù hợp.
Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Văn hoá tranh luận về phim Đất rừng phương Nam

Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Văn hoá tranh luận về phim Đất rừng phương Nam

Theo đại biểu, các vấn đề dư luật đặt ra là những vấn đề chính đáng và cơ quan quản lý phải quan tâm để có chính sách phù hợp.
Rất cần chính sách đặc thù cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Rất cần chính sách đặc thù cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Mặc dù còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong giai đoạn ban đầu nhưng khi có hành lang pháp lý đầy đủ, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ vận hành trơn tru, về đích đúng kỳ vọng.
Gỡ vướng dự án BOT, đại biểu Quốc hội lo ngại những hệ lụy

Gỡ vướng dự án BOT, đại biểu Quốc hội lo ngại những hệ lụy

Tại Nghị quyết số 62, Quốc hội giao nhiệm vụ Bộ GTVT trong năm 2022 phải giải quyết dứt điểm những vướng mắc, bất cập về trạm thu phí dự án BOT, tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn để xóa 'quy hoạch treo'

Xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn để xóa 'quy hoạch treo'

Bộ Xây dựng đang xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp tới.
Bộ trưởng TN&MT: Cần có chương trình quốc gia xử lý các dòng sông chết

Bộ trưởng TN&MT: Cần có chương trình quốc gia xử lý các dòng sông chết

Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh cho rằng cần có chương trình mục tiêu quốc gia để xử lý những dòng sông chết và các đơn vị xả thải phải đóng góp nguồn lực.
'Hơi thở của doanh nghiệp bây giờ sâu sắc hơn rất nhiều'

'Hơi thở của doanh nghiệp bây giờ sâu sắc hơn rất nhiều'

Các doanh nghiệp đã ý thức tốt hơn trong việc đặt ra chiến lược, phát triển mang tính dài hơi, bền vững cho sự nghiệp của mình.
Tăng trưởng kinh tế ‘chạy đà’ hướng đến mục tiêu GDP 6,5%

Tăng trưởng kinh tế ‘chạy đà’ hướng đến mục tiêu GDP 6,5%

Kinh tế Việt Nam năm 2023 đã đi được 3/4 quãng đường trong bối cảnh bề bộn khó khăn. Tuy vậy, nhìn về triển vọng cuối năm, các động lực tăng trưởng chính đã bắt đầu cho thấy những dấu hiệu phục hồi.
ĐBQH: Cần xác định nhà là để ở, không phải để đầu cơ

ĐBQH: Cần xác định nhà là để ở, không phải để đầu cơ

Theo đại biểu, cần có chính sách lớn về nhà ở đầu tiên nhằm ưu đãi những người mua nhà lần đầu, hạn chế cấp tín dụng với ngôi nhà thứ hai, đánh thuế chuyển nhượng tài sản và nhà ở theo các mức tăng dần.
Chuyên gia: Hạ lãi suất rất quan trọng nhưng không phải liều thuốc vạn năng

Chuyên gia: Hạ lãi suất rất quan trọng nhưng không phải liều thuốc vạn năng

Các chuyên gia đồng thuận việc hạ lãi suất rất quan trọng nhưng đây không phải liều thuốc vạn năng, cần kết hợp với nhiều chính sách khác như kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư công... để tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tốt hơn.
Chính sách tiền tệ chuyển sang 'linh hoạt, nới lỏng' để hỗ trợ phục hồi, tăng trưởng

Chính sách tiền tệ chuyển sang 'linh hoạt, nới lỏng' để hỗ trợ phục hồi, tăng trưởng

TS. Cấn Văn Lực đánh giá, việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển chính sách tiền tệ sang trạng thái "linh hoạt, nới lỏng" thời điểm này là chỉ đạo phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế.
'Cải cách thể chế quan trọng hơn chính sách tài khoá và tiền tệ ngắn hạn'

'Cải cách thể chế quan trọng hơn chính sách tài khoá và tiền tệ ngắn hạn'

Theo ông Phan Đức Hiếu, cải cách thể chế thậm chí còn quan trọng hơn cả chính sách tài khoá và tiền tệ trong ngắn hạn, không chỉ đơn giản thủ tục hành chính mà còn hướng đến cắt giảm chi phí đầu tư phát sinh.
Quỹ đạo phục hồi của nền kinh tế đang dần hình thành

Quỹ đạo phục hồi của nền kinh tế đang dần hình thành

Các tổ chức đánh giá quỹ đạo phục hồi của nền kinh tế Việt Nam đang dần hình thành sau nửa đầu năm 2023. Tăng trưởng GDP sẽ tăng dần trong nửa cuối năm 2023, trước khi tăng tốc vào năm 2024.
Để về đích, kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng hơn 9% trong 6 tháng cuối năm

Để về đích, kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng hơn 9% trong 6 tháng cuối năm

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5%, thì 6 tháng cuối năm, kinh tế Việt Nam phải đạt mức tăng trưởng hơn 9%, đây là một thách thức tương đối lớn.
Chuyện của những người làm truyền thông chính sách

Chuyện của những người làm truyền thông chính sách

Theo Tổng Giám đốc CTTĐT Chính phủ Nguyễn Hồng Sâm, thông tin chính sách phải đi trước, đi nhanh, đi bằng nhiều con đường thì mới cạnh tranh được với sự xâm thực của các thông tin sai, xấu độc; tạo niềm tin và sự đồng thuận trong xã hội.
Cần có cơ chế đi trước để TP HCM thực sự là đầu tàu đa chức năng của cả nước

Cần có cơ chế đi trước để TP HCM thực sự là đầu tàu đa chức năng của cả nước

Đại biểu Dương Khắc Mai nhấn mạnh, TP HCM là đô thị loại đặc biệt, không chỉ là cơ chế đặc thù, mà cần phải có cơ chế đặc biệt; không chỉ vượt trội mà cần đi trước để thành phố thực sự là đầu tàu đa chức năng của đất nước.
Có bao nhiêu đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách Nhà nước được ứng dụng?

Có bao nhiêu đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách Nhà nước được ứng dụng?

Trong phiên chất vấn dành cho Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt sáng 7/6, câu hỏi có bao nhiêu đề tài sử dụng ngân sách Nhà nước đã được ứng dụng được các đại biểu Quốc hội nêu ra.
Đại biểu Quốc hội: Chỉ truyền thông chính sách là chưa đủ

Đại biểu Quốc hội: Chỉ truyền thông chính sách là chưa đủ

Theo đại biểu Quốc hội, để chính sách phù hợp, gắn liền với cuộc sống thực tế thì bên cạnh việc đưa tin và truyền thông chính sách còn phải thực hiện phê bình chính sách.
Đại biểu đề nghị Bộ Công an làm rõ sai phạm trong hoạt động bảo hiểm

Đại biểu đề nghị Bộ Công an làm rõ sai phạm trong hoạt động bảo hiểm

Theo đại biểu Quốc hội, khi một bên là công ty bảo hiểm chuyên nghiệp với một bên là người mua không chuyên nghiệp trong khi không ít tư vấn viên chưa đủ tâm đủ tầm, thì việc đẩy hết trách nhiệm cho phía người mua là không hợp lý cả về lý lẫn tình.
TS Vũ Minh Khương: Mô hình kinh tế bắt đầu bộc lộ áp lực lớn phải đổi thay

TS Vũ Minh Khương: Mô hình kinh tế bắt đầu bộc lộ áp lực lớn phải đổi thay

Đánh giá về tổng thể nền kinh tế, PGS.TS Vũ Minh Khương cho rằng trong bối cảnh bề bộn khó khăn trên toàn cầu, việc Việt Nam giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng, kiềm chế lạm phát là kết quả rất đáng trân trọng.
'Việc tăng giá điện do EVN có thua lỗ lớn là chưa phù hợp'

'Việc tăng giá điện do EVN có thua lỗ lớn là chưa phù hợp'

Đại biểu Quốc hội truyền đạt ý kiến cử tri cho rằng việc tăng giá điện sinh hoạt do nguyên nhân EVN có lỗ lớn, kéo dài và do tổn thất của điện năng là chưa phù hợp.
Xem thêm