IMF: Lạm phát có thể sẽ được kiểm soát vào năm sau

LẠM PHÁT THẾ GIỚI
15:12 - 16/07/2022
Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgiev. Ảnh: CBS News
Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgiev. Ảnh: CBS News
0:00 / 0:00
0:00
Theo bà Kristalina Georgieva, giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), giá cả toàn cầu có khả năng sẽ chỉ bắt đầu hạ nhiệt vào năm 2023, khi việc tăng lãi suất toàn cầu từ các ngân hàng trung ương bắt đầu có tác dụng.

Tuy gần đây giá một số mặt hàng như dầu đã chững lại và bắt đầu giảm, bà Georgieva cho rằng việc này xảy ra như một biện pháp nhằm đối phó với rủi ro suy thoái hơn là một dấu hiệu thể hiện tình hình lạm phát đã được kiểm soát. Theo CNBC ghi nhận, giá dầu đã chững lại và bắt đầu trượt dốc từ mức cao 120 USD/thùng vào đầu tháng 6 xuống dưới 100 USD/thùng trong tuần này.

Trong khi nhiều dữ liệu được sử dụng để xác định lạm phát đang có những độ trễ, bà Georgieva cho biết tất cả các dấu hiệu vẫn đang cho thấy lạm phát vẫn chưa hề được kiềm chế.

Trên thực tế, lạm phát tiêu dùng tại Mỹ và nhiều nền kinh tế phát triển khác đều ghi nhận mức cao kỷ lục trong nhiều thập kỷ. Đang được ghi nhận ở ngưỡng 9,1% trong tháng 6, mức lạm phát này tại Mỹ thậm chí còn bị Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen tại cuộc họp G20 mô tả là "cao không thể chấp nhận được".

Vì vậy, bà Georgieva nói thêm rằng điều tối quan trọng là phải kiểm soát lạm phát. Bởi nếu không làm vậy, thu nhập sẽ bị xói mòn và từ đó ảnh hưởng nặng nề nhất đến những vùng nghèo trên thế giới.

Tại cuộc họp G20 tại Bali, Indonesia hôm 15/7, bà Georgieva cũng đã trả lời CNBC rằng hầu hết các ngân hàng trung ương hiện đều ưu tiên kiểm soát lạm phát trước và buộc phải duy trì quá trình này cho tới khi kỳ vọng lạm phát ổn định trở lại. Do đó, cho tới khi tình hình được cải thiện, các ngân hàng trung ương có khả năng cao vẫn sẽ tiếp tục nâng lãi suất quyết liệt hơn nữa cho tới khi giá cả được bình ổn.

Khởi đầu nguyên nhân cho tình hình lạm phát kỷ lục trên toàn thế giới vốn nằm ở sự gián đoạn do đại dịch gây ra đối với chuỗi cung ứng. Thêm vào đó, tới 24/2, việc Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine càng làm trầm trọng tình hình hơn nữa và gây càng nhiều gián đoạn tới nguồn cung nhiều mặt hàng do các lệnh cấm vận.

Trong khi lạm phát giá lương thực đã xảy ra trước đại dịch và tranh chấp tại Ukraine, hai sự kiện này xảy ra trong cùng một khoảng thời gian chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề. Như một kết quả tất yếu, giá hàng hóa bao gồm các mặt hàng chủ lực như thực phẩm, phân bón và năng lượng đều tăng phi mã, khiến cuộc sống của nhiều người dân lao đao và các doanh nghiệp gặp khó.

Cụ thể theo Ngân hàng Thế giới, giá lương thực toàn cầu đạt mức cao nhất mọi thời đại từ tháng 3 đến tháng 4 năm nay. Chỉ số Giá Hàng hóa Thực phẩm của Ngân hàng Thế giới cho khoảng thời gian này đã tăng 15% so với 2 tháng trước đó và cao hơn 80% so với 2 năm trước.

Trong bối cảnh đó, Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc nói trước cuộc họp G20 hôm 15/7 vừa qua rằng số lượng người suy dinh dưỡng toàn cầu sẽ tăng thêm 7,6 triệu người trong năm nay. Tới năm 2023, con số này sẽ tăng trở lại 19 triệu người.

Nhằm giải quyết tình hình hiện tại, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết hôm 15/7 rằng, việc kiểm soát nhu cầu là chìa khóa quan trọng trong thời điểm này. Nguyên nhân là do các biện pháp nới lỏng tài chính và tiền tệ được thực hiện vào đầu đại dịch Covid-19 đã khôi phục nhu cầu nhưng không phục hồi được nguồn cung.

Đọc tiếp