Khối ngoại vẫn miệt mài gom HPG, hai mã DIG và DXG giao dịch sôi động

HPG DIG
16:28 - 27/04/2023
Giao dịch nhóm bất động sản và xây dựng phiên 27/4.
Giao dịch nhóm bất động sản và xây dựng phiên 27/4.
0:00 / 0:00
0:00
Sau một phiên phục hồi, VN-Index lại rơi vào trạng thái giằng co, khi kỳ nghỉ lễ dài ngày đang cận kề. Các cổ phiếu bluechip là gánh nặng lớn cho chỉ số, trong đó bộ ba nhà Vingroup tác động tiêu cực nhất.

Kết phiên 27/4, VN-Index giảm hơn 1 điểm xuống mốc 1.039,63 điểm. UPCoM cũng giảm 0,59 điểm trong khi HNX tăng nhẹ. Thanh khoản lại xuống dưới 10.000 tỷ đồng, với tổng giá trị giao dịch trên kênh khớp lệnh đạt 9.353 tỷ đồng.

Khối ngoại giao dịch hơn 1.500 tỷ đồng trên sàn HoSE và bán ròng gần 300 tỷ đồng. VIC bị bán ròng nhiều nhất với giá trị gần 79 tỷ đồng. VHM và VNM bị bán ròng hơn 40 tỷ đồng. DGC bị bán ròng 33 tỷ đồng. VRE, KBC, SSI cùng bị bán ròng trên 20 tỷ đồng. Danh sách bán ròng còn có GAS, VND, NT2, VCI, HCM, MSN, BVH…

Chiều mua, khối ngoại vẫn miệt mài gom vào cổ phiếu đầu ngành thép. Trong tuần trước, HPG đứng đầu danh sách mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài. Những phiên tuần này, cổ phiếu này cũng liên tục được khối ngoại xuống tiền.

Danh sách mua ròng hôm nay còn có STB, DXG, SAB, CTG, HDB, PAN, KDH, TTF, BWE…

VN30 giảm mạnh hơn chỉ số chung, với mức giảm 3,7 điểm. Bộ ba nhà Vingroup tác động tiêu cực nhất với VIC giảm 2,7%, VHM giảm 1% và VRE giảm 1,8%. VNM và BVH cũng giảm hơn 2%. Chiều giảm còn có VJC, VIB, TCB, STB, SSI, GAS, CTG, BID, BCM. HPG cũng điều chỉnh giảm 1,4%, về lại vùng giá 21.000 đồng.

Chiều tăng tích cực nhất là PDR, với tỷ lệ +5%. SAB tăng 1,8%, PLX, NVL, MSN tăng hơn 1%.

Trong khi phần lớn cổ phiếu lớn kém sắc, dòng tiền lại ưu ái tìm đến một vài mã nhỏ lẻ. Một số cổ phiếu ngành nhựa tăng tốt, như DAG tăng trần, HII +6,7%, AAA +4,9%, BMP +1,7%.

Tương tự là một số ít các cổ phiếu bất động sản như ITC, NHA và NTL cũng đã đóng cửa trong sắc tím tại. Đáng chú ý có 2 cổ phiếu trong nhóm bất động sản thu hút giao dịch nhất thị trường là DIGDXG.

DIG có thời điểm vọt 6%, trước khi hạ nhiệt sau đó và đóng cửa tăng 3,6% lên 17.500 đồng, khớp lệnh 32,5 triệu đơn vị; cổ phiếu DXG thậm chí còn có lúc đã chạm giá trần, kết phiên tăng 4,8% lên 13.200 đồng, khớp lệnh 30,2 triệu đơn vị.

Nhiều mã bất động sản cũng có thanh khoản tốt và tăng giá đáng kể, như SCR, CEO, KHG, KBC.

Nhóm ngân hàng giao dịch phân hóa. Dòng tiền tìm đến cũng chủ yếu hướng tới các mã nhỏ. KLB của KienlongBank đạt mức tăng tốt nhất với tỷ lệ +2,8%. Ngân hàng này hôm nay tổ chức ĐHĐCĐ, thông qua mục tiêu lãi trước thuế 700 tỷ đồng, tăng vốn điều lệ thêm 20% qua chia cổ tức, bầu HĐQT nhiệm kỳ mới 2023 – 2028.

Ngoài KLB, ABB, EIB, LPB, NAB, PGB, VAB cũng tăng hơn 1%. Chiều giảm mạnh nhất là VBB -1,9%. VIB và STB tác động tiêu cực nhất đến nhóm khi giảm 1%.

Nhóm ngành giảm mạnh nhất hôm nay là nông nghiệp, với đà kéo của HNG khi giảm 5,7%. HAG cũng giảm 1,2%, trong khi BAF và ASM kết phiên với sắc xanh.

HNG (CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai, HAGL Agrico) phần nào bị ảnh hưởng bởi thông tin từ ĐHĐCĐ thường niên tổ chức sáng nay, khi công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần 1.282 tỷ đồng; lỗ thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh 437 tỷ đồng; lỗ trước thuế 2.316 tỷ đồng.

Riêng trong quý 1/2023, HNG đạt 127 tỷ đồng doanh thu, thực hiện được 10% kế hoạch năm và lỗ trước thuế 124 tỷ đồng.

Chia sẻ với cổ đông tại đại hội, ông Trần Bá Dương cho biết ban lãnh đạo HNG đã tìm ra được giải pháp để giải quyết vấn đề thua lỗ, nhưng sẽ cần thời gian. Những diện tích đã trồng của HNG đã được đưa vào tài sản nhưng giờ không giữ được thì phải bỏ, mà bỏ thì phải giảm giá tài sản.

Theo Chủ tịch HNG, công ty chấp nhận lỗ trong năm 2023 để tạo tiền đề có lãi trở lại trong năm 2024. Công ty cũng chấp nhận hủy niêm yết để sau này trở lại mạnh mẽ hơn.

Tin liên quan

Đọc tiếp

TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.