Kìm đà tăng để hạn chế 'sốt giá' trong dịp Tết

Tiêu dùng Việt nAM
10:14 - 15/01/2022
Kìm đà tăng để hạn chế 'sốt giá' trong dịp Tết
0:00 / 0:00
0:00
Trước thềm Tết Nguyên đán Nhâm Dần, các địa phương đang chuẩn bị lượng cung hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng gây sốt giá. 

Dự báo thời điểm dịp Tết Nguyên đán, giá một số mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, hoa quả, bánh kẹo, đồ lễ đều nhích nhẹ do nhu cầu mua sắm tăng cao.

Giá thịt lợn ngày 14/1 đã tăng nhẹ, cả giá lợn hơi và giá bán lẻ tại chợ dân sinh cũng như trong siêu thị, ở mức trên dưới 50.000 đồng/kg. Tại hệ thống cửa hàng VinMart xuất hiện điều chỉnh tăng 20.000 đồng/kg đối với chân giò rút xương và tăng 30.000 đồng/kg đối với thịt đùi lợn. Mức giá đang bán dao động trong khoảng 129.900 - 189.900 đồng/kg.

Dự trữ hàng hóa phục vụ Tết Nhầm Dần.

Dự trữ hàng hóa phục vụ Tết Nhầm Dần.

Tại Hà Nội, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết Nhâm Dần 2022 đạt khoảng 39.000 tỷ đồng, tương đương với kế hoạch phục vụ Tết năm 2021. Sở Công thương Hà Nội đã lên kế hoạch phục vụ Tết nhằm bảo đảm sản xuất, lưu thông, cân đối cung cầu, bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu gắn với việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Theo dự báo của Sở Công thương, tổng giá trị hàng Tết sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của khoảng 10,33 triệu người tại Hà Nội.

Tại TP HCM, thành phố thực hiện chương trình bình ổn thị trường, các doanh nghiệp chuẩn bị số lượng hàng khá lớn, lên đến 19.881 tỷ đồng, trong đó hàng bình ổn là 7.221 tỷ đồng. Với các mặt hàng thiết yếu chiếm tỷ lệ dự trữ từ 20 - 54% thị phần, thành phố đảm bảo sẽ cung ứng đầy đủ, kịp thời chi phối, bình ổn giá cả thị trường trong dịp Tết.

Để góp phần bảo đảm nguồn cung hàng hóa, ổn định thị trường trong dịp Tết Nguyên đán, Bộ Công thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bám sát tình hình cung-cầu một số sản phẩm nông nghiệp thiết yếu, tình hình chăn nuôi gia súc và rau, củ quả nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân.

Các cơ quan tích cực thanh, kiểm tra hàng hóa thị trường. Nguồn: Cục QLTT Hải Phòng

Các cơ quan tích cực thanh, kiểm tra hàng hóa thị trường.

Nguồn: Cục QLTT Hải Phòng

Bộ Công thương cũng sẽ phối hợp với các bộ, ngành, trong đó có Bộ Tài chính tham mưu điều hành giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá (trong đó có mặt hàng xăng dầu nhằm góp phần kiểm soát lạm phát chung theo mục tiêu của Chính phủ). Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh đang có chiều hướng phức tạp tại một số địa phương, cần chủ động xử lý các khó khăn trong lưu thông, phân phối hàng hóa, bảo đảm không đứt gẫy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu.

Để bình ổn giá cả thị trường, Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp. Chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, trong lưu thông để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường, nhất là dịp Tết Nguyên đán năm 2022.

Đồng thời, Bộ Tài chính yêu cầu đẩy mạnh thực hiện công tác kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá; tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ động có kế hoạch hoặc lồng ghép vào các kế hoạch nhiệm vụ chuyên môn để tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Chiều 11/1, Nghị quyết về chính sách tài khoá, tiền tệ để hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội đã được Quốc hội thông qua. Trong đó, giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất VAT 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản,...

Việc giảm thuế VAT sẽ khuyến khích người dân tiêu dùng, mua sắm, nhất là dịp lễ Tết đang đến gần.

Tin liên quan

Đọc tiếp