Lãi suất tăng nhưng các ngân hàng vẫn không lo thiếu nguồn vốn rẻ

TÀI CHÍNH Việt nAM
10:20 - 26/03/2022
0:00 / 0:00
0:00
Dù lãi suất đang có xu hướng tăng lên, nhưng thị trường vẫn không gặp nhiều xáo trộn khi những ngân hàng có nền tảng tốt vẫn không lo thiếu nguồn vốn rẻ năm nay.

Hiện lãi suất đồng USD đang có xu hướng tăng mạnh trên thị trường liên ngân hàng, trong khi lãi suất VNĐ vẫn ổn định. Tuy nhiên, nhóm ngân hàng thương mại cho rằng, dù lãi suất có tăng cao hơn nữa thì các ngân hàng vẫn không lo thiếu nguồn vốn rẻ.

Trên thực tế, lãi suất huy động ngân hàng tăng, người gửi thay vì đầu tư vào các tài khoản rủi ro như cổ phiếu, trái phiếu sẽ chuyển sang phần tiền gửi có kỳ hạn, an toàn hơn và lãi suất cũng tương xứng. Và nếu lãi suất tăng thì tiền gửi không kỳ hạn (CASA) – nguồn vốn rẻ vẫn sẽ không ảnh hưởng.

Trong 5 - 10 năm qua, Việt Nam đã thay đổi từ một nền kinh tế huy động và cho vay trong quan hệ với ngân hàng sang hướng của một nền kinh tế thanh toán và giao dịch mạnh hơn. Sự bùng nổ của các kênh thanh toán trực tuyến cấp độ hàng trăm đến cả nghìn phần trăm cho thấy nhu cầu lớn, lượng tiền chuyên dùng cho thanh toán (CASA) lớn. Kim ngạch xuất nhập khẩu từ quanh 200 tỷ USD/năm đã tăng lên tới gần 700 tỷ USD/năm cho thấy quy mô giao dịch của nền kinh tế đã rất khác.

Ngoài tiền gửi không kỳ hạn, vùng vốn rẻ còn được xác định mở rộng tại các kỳ hạn như 1 tuần, 2 tuần tại các ngân hàng. Trong khi lãi suất tăng cũng chỉ quanh khoảng 0,1 - 0,2%/năm, không đáng kể đối với nhiều nhà băng.

Ngoài ra, nhiều ngân hàng thương mại có vị thế cao còn có thể huy động nguồn vốn được cho là rẻ từ nước ngoài. Năm 2021, nhiều ngân hàng Việt đã huy động trái phiếu quốc tế, nhận ủy thác vốn nước ngoài lãi suất rất thấp, chỉ khoảng 2-3%/năm. Cùng đó là các nguồn tài trợ thương mại mà các đối tác quốc tế, cổ đông chiến lược rót thêm như một giá trị gia tăng cho các khoản đầu tư.

Mặc dù Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất, dự kiến có các bước tăng tiếp theo năm nay, song lãi suất trên thị trường quốc tế mà các NHTM Việt Nam có thể tiếp cận vẫn "rẻ" hơn nhiều so với trong nước. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào sự ổn định của tỷ giá.

Hiện Ngân hàng Nhà nước ltiếp tục bơm tiền thông qua kênh thị trường mở (OMO), vẫn có những giao dịch tiếp cận quy mô gần 300 tỷ VNĐ/phiên, kỳ hạn 14 ngày với lãi suất 2,5%/năm. Đây cũng là mức lãi suất thấp nhất trong hàng chục năm qua, sau những điều chỉnh mới kể từ khi đại dịch COVID-19 kéo đến. Với mỗi phiên cung ứng 10.000 tỷ đồng, NHNN vẫn giữ tín hiệu hỗ trợ nguồn và bình ổn lãi suất trên OMO.

Ngoài ra, Kho bạc Nhà nước đã liên tục mua vào ngoại tệ trong năm 2021 sang đầu năm 2022, với nguồn VNĐ đưa vào hệ thống các NHTM đáng kể. Bên cạnh đó, sau khi thí điểm trong năm 2021, Kho bạc Nhà nước đã đều đặn thực hiện việc mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ, qua đó tái tạo nguồn vốn cho hệ thống NHTM.

Tin liên quan

Đọc tiếp

TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.