Tín dụng tăng cao, các ngân hàng hé lộ lợi nhuận khủng trong quý đầu năm

TÀI CHÍNH Việt nAM
15:19 - 21/03/2022
Tín dụng tăng cao, các ngân hàng hé lộ lợi nhuận khủng trong quý đầu năm
0:00 / 0:00
0:00
Nhờ thích ứng với tình hình mới, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục cải thiện và có sự hồi phục mạnh mẽ. Sức cầu vốn tăng, cùng với nỗ lực bơm vốn rẻ cũng đang giúp hoạt động tăng trưởng tín dụng của ngân hàng khá tích cực.

Báo cáo tại Công ty Chứng khoán SSI, Ngân hàng MB đã có sự tăng trưởng tốt trong 2 tháng đầu năm nay, khi mức tín dụng tăng 6% và lợi nhuận ngân hàng mẹ đạt 3.500 tỷ đồng, SSI dự tính, lợi nhuận trước thuế của MB trong năm nay sẽ tăng thêm 35%, đạt 22.300 tỷ đồng.

MB cũng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15-35%, tuỳ vào hạn mức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước cấp, với kế hoạch lợi nhuận đạt 19.800 tỷ đồng. Dự kiến lợi nhuận năm 2022 đạt 6.800 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ.

Với chiến lược đẩy mạnh hơn nữa các mảng thu nhập ngoài lãi, tập trung chuyển đổi số mạnh mẽ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, thu hút tiền gửi không kỳ hạn (CASA), giảm chi phí vốn và chi phí hoạt động.

Tại Nam A Bank, cầu vốn của khách hàng đã trở lại khi chuỗi cung ứng được khôi phục sau giai đoạn phục hồi từ đại dịch COVID-19. Ngân hàng này đã từng bước đẩy vốn ra thị trường để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi chuỗi cung ứng cũng như đáp ứng nhu cầu tín dụng cho khách hàng cá nhân sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Trong cuộc họp cổ đông 2022, VIB cũng dự kiến lợi nhuận kỷ lục 10.500 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2021. Trong đó, chỉ tiêu về tổng tài sản, tổng dư nợ tín dụng và huy động vốn lần lượt là 402.500 tỷ đồng, 265.600 tỷ đồng và 280.600 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Trong đó, tăng trưởng tổng dư nợ tín dụng có thể được điều chỉnh tuỳ thuộc vào giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

VPBank cũng đưa thông báo tích cực về mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2022, ngân hàng này dự kiến tăng trưởng tín dụng đạt 18-20% tính riêng tại ngân hàng mẹ, nâng CASA lên mức 23-27%.

Tại khối quốc doanh, ngân hàng Vietcombank cũng đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản ở mức 8%, mức tín dụng 12%, tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5% và lợi nhuận trước thuế tăng tối thiểu 12%. Năm 2021, Vietcombank dẫn đầu về lợi nhuận toàn ngành với khoản lãi hợp nhất trước thuế đạt 27.376 tỷ đồng.

VietinBank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận riêng lẻ và hợp nhất trước thuế năm 2022 đạt 10- 20%; tổng tài sản tăng 5-10%; tín dụng tăng 10 - 14%; nguồn vốn huy động tăng 10-12%; tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

Công ty Chứng khoán SSI dự báo, năm 2022, lợi nhuận trước thuế bình quân của các ngân hàng tăng 21% so với năm 2021. Dự báo này chưa bao gồm thu nhập bất thường tiềm năng từ phí phân phối bảo hiểm độc quyền qua ngân hàng (bancassurance), thoái vốn công ty con...

Trong năm 2021, dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh và giãn các kéo dài, tăng trưởng tín dụng vẫn ghi nhận ở mức trên 13%. Chứng khoán BSC cũng nhận định, nhu cầu tín dụng năm nay sẽ tiếp tục ở mức cao và có thể tăng lên 14% nhờ vào nền kinh tế được phục hồi. Ngoài ra, gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng trong 2-3 năm tới cũng góp phần tăng trưởng tín dụng.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 1 đạt 2,74% so với cuối năm 2021, tương đương gần 286.000 tỷ đồng. Đây là mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, phản ánh sự tăng tốc đối với nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế trong tháng đầu năm. Sang tháng 2, con số này giảm nhẹ do yếu tố mùa vụ và ảnh hưởng từ việc siết hoạt động trái phiếu doanh nghiệp của Thông tư 16 của NHNN.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.