Lên kế hoạch cân đối nguồn vốn cho dự án đường Vành đai 3 TP HCM

CAO TỐC Tp hcm
18:52 - 10/08/2022
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết triển khai Nghị quyết số 57/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP HCM, xác định bố trí vốn để  khởi công dự án trước 30/6/2023.

Để đáp ứng tiến độ đề ra, khởi công dự án kịp tiến độ, dự thảo Nghị quyết phân rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc bố trí nguồn vốn triển khai.

Trong đó, Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành địa phương liên quan trình Thủ tướng Chính phủ điều chuyển nguồn vốn (17.146 tỷ đồng) đã bố trí cho Bộ Giao thông Vận tải giao về cho các địa phương để thực hiện dự án trong tháng 8/2022.

Bộ KH&ĐT cũng sẽ tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội bố trí nguồn ngân sách Trung ương chưa phân bổ (hơn 14.233 tỷ đồng) cho dự án về các địa phương.

Theo dự thảo Nghị quyết, Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ thực hiện việc tăng tổng mức vốn trung hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn vốn dự kiến tăng thu của các địa phương; phối hợp tham mưu việc bố trí vốn thực hiện dự án đáp ứng tiến độ yêu cầu.

Bộ Tài chính phối hợp cân đối vốn triển khai dự án, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương liên quan xây dựng phương án tổ chức thực hiện thu hồi vốn đầu tư dự án, hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố thực hiện thủ tục phát hành trái phiếu chính quyền địa phương (nếu có).

Đề xuất cơ chế đặc thù cho tuyến đường Vành đai 3

Nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, hàng loạt cơ chế đặc thù cũng được kiến nghị đưa vào Nghị quyết triển khai.

Cụ thể, cho phép UBND TP HCM thành lập Hội đồng cố vấn dự án gồm các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực: kỹ thuật, vật liệu xây dựng, công nghệ, đấu thầu, tổ chức điều hành dự án.

Xác định dự án được chia thành 8 dự án thành phần được tổ chức lập, thẩm định, quyết định phê duyệt đầu tư theo từng dự án thành phần độc lập, các báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được phê duyệt là cơ sở để quyết định phê duyệt dự án thành phần. Đồng thời, cho phép triển khai đồng thời các thủ tục để rút ngắn thời gian thực hiện các dự án thành phần

Đối với những khó khăn về nguồn cung vật liệu có thể sẽ xuất hiện như với dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 đang triển khai, dự thảo Nghị quyết đề xuất một số cơ chế đặc thù.

Đối với các mỏ khoáng sản nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án nhưng chưa được cấp giấy phép, trước khi khai thác, nhà thầu phải lập hồ sơ đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị... tại UBND cấp tỉnh, thành phố có mỏ khoáng sản; thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế, phí, lệ phí theo quy định.

Sau khi khai thác đủ khối lượng, nhà thầu thi công có trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường và bàn giao mỏ khoáng sản, đất đai để địa phương quản lý.

Đối với mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho dự án đã cấp phép, đang hoạt động, còn thời hạn khai thác, UBND cấp tỉnh được quyết định nâng công suất không quá 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác chỉ nhằm mục đích phục vụ dự án mà không phải lập dự án đầu tư điều chỉnh, đánh giá ĐTM.

Nội dung giấy phép khai thác (điều chỉnh) phải xác định đơn vị sử dụng khoáng sản là nhà thầu thi công dự án. Sau khi khai thác đủ khối lượng, dừng việc nâng công suất và tiếp tục khai thác theo đúng công suất quy định trong giấy phép đã cấp.

Ngoài ra, dự thảo Nghị quyết cũng xác định một số cơ chế liên quan đến chỉ định thầu các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, một số công tác khác liên quan đến công tác bồi thường, tái định cư tương tự như cơ chế đặc thù được cho phép triển khai tại dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2.

Lộ trình dự kiến dự án Vành đai 3 TP.HCM:

Từ 5/8/2022 - 15/11/2022: Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án thành phần; 10/8/2022 - 30/11/2022: Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi cho từng dự án thành phần

Bàn giao hồ sơ và cọc GPMB cho địa phương: 10/8/2022 - 30/9/2022; Địa phương bàn giao 70% mặt bằng trước ngày 30/6/2023 và bàn giao toàn bộ mặt bằng còn lại trước ngày 31/12/2023.

30/11/2022 - 30/6/2023: Lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật dự toán, lựa chọn nhà thầu xây lắp, tư vấn giám sát và khởi công;

Tổ chức thi công: 30/6/2023 - 30/6/2026.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.