Lọc hóa dầu và luyện kim thép góp phần đưa Quảng Ngãi thành nền kinh tế lớn

quảng ngãi ĐẦU TƯ
13:37 - 25/10/2023
Bà Bùi Thị Quỳnh Vân - Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi trao đổi cùng đại biểu nước ngoài tại Hội nghị. Ảnh: Lê Hồng Nhung
Bà Bùi Thị Quỳnh Vân - Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi trao đổi cùng đại biểu nước ngoài tại Hội nghị. Ảnh: Lê Hồng Nhung
0:00 / 0:00
0:00
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh, lọc hóa dầu và luyện kim thép là hai lĩnh vực đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế của tỉnh, góp phần đưa Quảng Ngãi trở thành nền kinh tế lớn của khu vực và cả nước.

Ngày 25/10, Bộ Ngoại giao phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị Giới thiệu Quảng Ngãi tại Hà Nội với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Sự kiện nhằm mục đích quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh, cơ hội thu hút thương mại - đầu tư, văn hóa - du lịch, nông nghiệp, công nghiệp của Quảng Ngãi đến các đối tác quốc tế. Từ đó, giúp tỉnh mở rộng không gian hội nhập quốc tế, tăng cường và làm sâu sắc hơn các kết nối quốc tế, thúc đẩy hợp tác thiết thực.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cho rằng, Quảng Ngãi là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng trong nền kinh tế trọng điểm miền Trung, là địa phương có mạng lưới cơ sở hạ tầng phát triển, kết nối thuận lợi kết nối với các khu vực trong nước với hệ thống đường thủy, đường bộ, cảng biển, hàng không.

Tỉnh còn là nền kinh tế năng động, có sự phát triển đồng bộ trên tất cả ngành kinh tế nông lâm ngư nghiệp, kinh tế biển... Quảng Ngãi hiện nằm trong top 20 tỉnh, thành phố có quy mô nền kinh tế lớn nhất cả nước. Đồng thời, đây cũng là vùng đất có truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Với dư địa phát triển dồi dào và định hướng đúng đắn của lãnh đạo tỉnh, bà Hằng cho rằng, Quảng Ngãi sẽ giành được nhiều sự quan tâm, trở thành lựa chọn ưu tiên của các đối tác quốc tế trong thời gian tới, từ đó sớm trở thành trung tâm phát triển của không chỉ khu vực miền Trung mà còn của Việt Nam.

Thời gian tới, Bộ Ngoại giao đã, đang và sẽ tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng các địa phương, trong đó có Quảng Ngãi triển khai công tác ngoại giao kinh tế nhằm đẩy mạnh kết nối đối tác nước ngoài, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu; thu hút các nguồn lực FDI, ODA phục vụ các động lực phát triển của tỉnh như du lịch, kinh tế biển, logistics, thương mại, công nghiệp (hóa dầu, hóa chất, sản xuất kim loại...).

Chia sẻ rõ hơn về tiềm năng tỉnh đang có, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho biết, tỉnh có 130 km đường bờ biển, có ngư trường rộng lớn với 1.000 km2, là cửa ngõ ra tuyến hàng hải quốc tế qua biển Đông và Thái Bình Dương. Tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế biển, nhất là công nghiệp nặng, có cảng biển nước sâu đón được tàu trọng tải lớn.

Đồng thời, tỉnh là nơi hội tụ các văn hóa cổ xưa của Việt Nam như văn hóa Sa Huỳnh với bề dày lịch sử 3.000, văn hóa Champa với hệ thống di tích di sản văn hóa phi vật thể.

Quảng Ngãi còn có tiềm năng phát triển du lịch biển đảo khi sở hữu điều kiện tự nhiên đa dạng, nền văn hóa đặc sắc, trong đó có đảo lý sơn có giá trị địa chất, có di tích lịch sử.

Hội nghị có sự tham dự của các đoàn ngoại giao, tổ chức/cơ quan quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài; các hiệp hội doanh nghiệp/doanh nghiệp trong và ngoài nước tiêu biểu. Ảnh: Lê Hồng Nhung
Hội nghị có sự tham dự của các đoàn ngoại giao, tổ chức/cơ quan quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài; các hiệp hội doanh nghiệp/doanh nghiệp trong và ngoài nước tiêu biểu. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Xuất phát từ một tỉnh nghèo, thuần nông, trong đó ngân sách hàng năm phụ thuộc lớn vào Trung ương, trong hơn 10 năm trở lại đây, Quảng Ngãi đã khai thác lợi thế, thế mạnh, vươn lên và từng bước khẳng định là một tỉnh giàu tiềm năng trong phát triển kinh tế. Để có được kết quả này, đó là nhờ sự quyết tâm cao của tỉnh và chính sách của Trung ương quy hoạch xây dựng khu kinh tế Dung Quất, đặc biệt là xây dựng, vận hành Nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất (nhá máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam).

Trong nhiều năm qua, cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan Trung ương, đại sứ quán, tổ chức phi chính phủ. Tỉnh đã nhận được các dự án ODA và các chương trình dự án phi chính phủ. Các dự án này đã phát huy hiệu quả, góp phần giúp tỉnh đầu tư hạ tầng, đặc biệt hạ tầng tại khu vực miền núi, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Ảnh tác giả

Ảnh: Lê Hồng Nhung

“Giai đoạn 2021 – 2025, phát triển công nghiệp được tỉnh xác định là nhiệm vụ đột phá. Quảng Ngãi tập trung quy hoạch và phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, trong đó nổi bật là khu kinh tế Dung Quất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2045. Đây là khu kinh tế năng động, thành công của Việt Nam với diện tích hơn 45.000 ha, là một trong 5 khu kinh tế ven biển được Chính phủ ưu tiên đầu tư hạ tầng, và có chính sách ưu đãi cao nhất hiện nay”

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh

Ông Minh cũng nhấn mạnh, lọc hóa dầu và luyện kim thép là hai lĩnh vực đóng vai trò chủ chốt của nền kinh tế Quảng Ngãi. Hai lĩnh vực này đã đóng góp lớn vào nền kinh tế của tỉnh, góp phần trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, từ đó đưa Quảng Ngãi trở thành nền kinh tế lớn của khu vực và cả nước.

Hiện nay, Quảng Ngãi đã hoàn thành Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Dung Quất đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, trong định hướng phát triển của Trung ương đối với khu vực vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định hai trọng tâm phát triển: "Mở rộng và xây dựng trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất" và "Trung tâm du lịch biển - đảo tại Lý Sơn", sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho tỉnh Quảng Ngãi và cả nhà đầu tư trong thời gian tới.

Bên cạnh những lợi thế đang có, kinh tế Quảng Ngãi cũng còn nhiều hạn chế như kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách Nhà nước còn phụ thuộc vào nhà máy lọc dầu. Ngành nông, lâm, thủy sản tăng trưởng thấp, đầu ra cho nông thủy sản còn khó khăn. Du lịch, dịch vụ phát triển chậm, chưa có các dự án lớn tạo động lực. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số & miền núi với còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao.

“Để khai thác tiềm năng, lợi thế các đang có, bên cạnh phát huy tối đa nội lực của địa phương, Quảng Ngãi luôn trân trọng và mong nhận được sự hỗ trợ tích cực, kịp thời của Trung ương và các nhà đầu tư trong, ngoài nước. Hiện nay tỉnh đã triển khai mạnh mẽ đầu tư môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính…, hướng tới xây dựng Quảng Ngãi là tỉnh có môi trường đầu tư có tính cạnh tranh cao của cả nước”, ông Minh nhấn mạnh.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Giá vàng miếng đang niêm yết tại mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn tròn trơn vẫn giữ ở mức cao gần 77 triệu đồng/lượng.
Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Giá vàng miếng SJC giảm nhanh hàng triệu đồng xuống dưới mốc 84 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn hôm nay cũng quay đầu xuống dưới 77 triệu đồng/lượng.
Ảnh: Thảo Ngân - Mekong ASEAN

Vàng SJC, vàng nhẫn cao chót vót

Sáng 9/4, giá vàng tiếp tục tăng phi mã. Hiện các doanh nghiệp đang niêm yết vàng SJC ở mốc 82,42 triệu đồng/lượng, trong khi đó, vàng nhẫn cũng neo tại đỉnh lịch sử trên 75 triệu đồng/lượng.