Mở cửa đường bay nội địa là một trong các chính sách nổi bật của tuần

CHÍNH SÁCH Việt nAM
20:15 - 10/10/2021
Mở cửa đường bay nội địa là một trong các chính sách nổi bật của tuần
0:00 / 0:00
0:00
Chính phủ bàn giải pháp mới trong chiến lược phòng chống dịch; yêu cầu các địa phương đảm bảo đưa đón người dân về quê an toàn; thí điểm đường bay nội địa mở cửa... là những thông tin nổi bật về chính sách trong tuần qua.

Lưu thông và giao thông vận tải phải thực hiện thống nhất trên toàn quốc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương trên toàn quốc ngày 09/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, các ý kiến cơ bản thống nhất với báo cáo của Bộ Y tế, đánh giá tình hình dịch bệnh trong 2 tuần qua đã từng bước được kiểm soát trên phạm vi cả nước.

Thủ tướng cũng lưu ý một số việc nổi lên trong hai tuần qua: Người dân trở về quê và từ quê quay trở lại; vận tải, lưu thông hàng hóa còn ách tắc; ứng dụng công nghệ còn trục trặc. Việc chăm lo đời sống nhân dân vẫn còn sót lọt một số đối tượng...

Kết luận cuộc họp, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh việc lưu thông và giao thông vận tải phải thực hiện thống nhất trên toàn quốc, không cắt cứ, không chia cắt.

Thủ tướng giao các bộ ngành nắm chắc tình hình, xử lý các đề xuất của địa phương theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Chính phủ xem xét, giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định.

Đảm bảo người dân có nhu cầu về quê được đưa, đón an toàn, chu đáo

Ngày 07/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký thay Thủ tướng Chính phủ, ban hành Công điện 1314/CĐ-TTg gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực Trung ương; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc phối hợp đưa đón người dân có nhu cầu cần thiết, chính đáng được về quê an toàn, chu đáo.

Đảm bảo an toàn cho người dân khi quay trở về quê

Đảm bảo an toàn cho người dân khi quay trở về quê

Công điện nêu rõ: Các địa phương tình hình dịch bệnh còn chưa được kiểm soát hoàn toàn nhưng đã dừng thực hiện Chỉ thị 16, tiếp tục tích cực vận động, thuyết phục người dân yên tâm ở lại gắn với hỗ trợ an sinh và thực hiện khôi phục sản xuất kinh doanh an toàn. Đối với những người vẫn muốn về quê, cần chủ động lập danh sách thông báo cho địa phương nơi đến và tổ chức đưa, đón đến tận nơi đến.

Đối với những người dân đã ra tới các chốt kiểm soát cửa ngõ của tỉnh, thành phố để về quê, phải thực hiện ngay việc phân nhóm, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn dịch tễ, liên hệ với tỉnh, thành phố nơi đến và tổ chức đưa người dân đi. Bố trí phương tiện vận chuyển an toàn đối với những người không có phương tiện hoặc người già, phụ nữ có thai, trẻ em có nhu cầu.

Các tỉnh, thành phố có trách nhiệm phối hợp đảm bảo giao thông thông suốt và có sự hỗ trợ nếu cần thiết. Tỉnh, thành phố nơi đến có trách nhiệm đón, nhận bàn giao và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng dịch theo quy định.

Sửa đổi, bổ sung quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục

Ngày 08/10, thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/09/2018 quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục. Nghị định này đã quy định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên; trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và các cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, giúp các bộ, Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền được giao.

Đến nay, Quốc hội đã ban hành Luật Quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Giáo dục, theo đó có những quy định mới cần cập nhật bổ sung trong các văn bản hướng dẫn thực hiện luật.

Theo đó, Bộ GD&ĐT căn cứ sửa đổi, bổ sung là Quyết định số 209/QĐ-TTg ngày 17/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 427/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm mở cửa đường bay nội địa từ ngày 10/10

Mở cửa lại đường bay nội địa

Mở cửa lại đường bay nội địa

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các bộ, ngành và địa phương về triển khai khôi phục các đường bay nội địa vừa diễn ra ngày 08/10.

Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Quy định này áp dụng đối với hoạt động vận tải hành khách nội địa bằng đường hàng không trên phạm vi toàn quốc và thực hiện thí điểm từ ngày 10/10 đến hết ngày 20/10, sau đó sẽ tiến hành đánh giá và điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Trong thời gian này, mỗi ngày sẽ có 38 chuyến bay.

Trong thời gian thí điểm, các hãng hàng không tiếp nhận vận chuyển hành khách có nhu cầu đi lại phục vụ quá trình phục hồi kinh tế theo thứ tự ưu tiên hoạt động công vụ, lực lượng phòng chống dịch COVID-19, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nhân và các đối tượng khác.

Giải tỏa ùn tắc tại cảng biển nơi giãn cách xã hội

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 82/2021/TT-BTC vào ngày 04/10 quy định về giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu, trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu ùn tắc hoặc có nguy cơ ùn tắc tại cảng biển nơi thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống COVID-19.

Thông tư 82/2021/TT-BTC được thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ nhằm kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc cho hoạt động của doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội.

Giải tỏa ùn tác cảng biển nơi giãn cách xã hội

Giải tỏa ùn tác cảng biển nơi giãn cách xã hội

Để giải tỏa ùn tắc hàng hóa, Thông tư 82 quy định: Hàng hóa nhập khẩu đang lưu giữ tại cảng biển được vận chuyển về cảng biển khác, cảng cạn, ICD (cảng nội địa) để lưu giữ; trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, cảng cạn, ICD; trách nhiệm của hãng tàu/đại lý hãng tàu; trách nhiệm của cơ quan hải quan; quyền và trách nhiệm của người khai hải quan.

Trước đó, vào đầu tháng 08/2021, để tháo gỡ và giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Cục Hải quan TP.HCM phối hợp với Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn triển khai áp dụng thủ tục hải quan tạm thời trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã xây dựng dự thảo Thông tư 82/2021/TT-BTC trình Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét và đã được thông qua để ban hành.

TP.HCM cho phép đi lại với 4 tỉnh lân cận

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình vừa ký văn bản về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động di chuyển, khôi phục sản xuất kinh doanh an toàn. Văn bản này được UBND TP.HCM gửi UBND các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Tây Ninh để thống nhất. Thời gian áp dụng từ ngày 04/10.

Phương tiện di chuyển là các loại hình vận tải liên tỉnh (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không); ô tô cá nhân (tài xế và tất cả người đi cùng phải đáp ứng điều kiện nêu trên). Trong suốt quá trình di chuyển, tất cả phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K.

UBND TP.HCM đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát dịch COVID-19 thuộc phạm vi quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho các trường hợp cấp thiết đủ điều kiện được lưu thông; chỉ đạo các đơn vị tham gia hoạt động vận chuyển chấp hành nghiêm phương án phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải và UBND các tỉnh, thành phố liên quan.

Về phía TP.HCM, Sở Giao thông Vận tải là cơ quan đầu mối, chủ trì hướng dẫn và xem xét, giải quyết các trường hợp cấp thiết cần được lưu thông giữa TP.HCM và các địa phương./.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.