Ngân hàng Nhà nước bơm vào nền kinh tế gần 421.000 tỷ đồng trong quý I/2022

TÀI CHÍNH Việt nAM
13:33 - 29/03/2022
0:00 / 0:00
0:00
Theo Tổng cục Thống kê, tổng dư nợ tín dụng toàn ngành ngân hàng rơi vào khoảng 10,44 triệu tỷ đồng, trong đó các ngân hàng đã bơm vào nền kinh tế gần 421.000 tỷ đồng trong chưa đầy 3 tháng đầu năm nay qua kênh cho vay.

Báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong quý I/2022 công bố ngày 29/3, Tổng cục Thống kê cho biết, trước bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.

Tính đến thời điểm 21/3/2022, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,49% so với cuối năm 2021 ( tăng 1,49% so với cùng kỳ), kéo theo cung tiền ước tính tăng gần 334.000 tỷ đồng được bổ sung vào nền kinh tế trong chưa đầy 3 tháng đầu năm, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.

Cũng tại số liệu của cơ quan thống kê, số dư huy động vốn của các tổ chức tín dụng đến ngày 21/3 đã tăng 2,15%, cao hơn nhiều so với mức 0,54% cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế cùng thời điểm là 4,03%, cao hơn 2,7 lần so với năm 2021 (tăng 1,47%).

Theo số liệu của NHNN, tính đến cuối tháng 12/2021, tổng dư nợ tín dụng toàn ngành ngân hàng rơi vào khoảng 10,44 triệu tỷ đồng và đến ngày 21/3 con số này ước đạt 10,86 triệu tỷ đồng. Như vậy, các ngân hàng đã bơm ra nền kinh tế gần 421.000 tỷ đồng trong chưa đầy 3 tháng đầu năm nay qua kênh cho vay.

Trước đó, số liệu của NHNN cho thấy tăng trưởng tín dụng đã biến động liên tục trong những tháng đầu năm. Trong đó, vào cuối tháng 1 chỉ tiêu này đạt 2,74%, nhưng lại giảm nhẹ tại thời điểm 25/2 còn 2,52%. Đến 10/3, tăng trưởng tín dụng đã phục hồi và đạt 3,11%.

Trên thị trường cổ phiếu, tính đến ngày 25/3/2022, chỉ số VNIndex đạt 1.498,5 điểm, tăng 0,5% so với thời điểm ngày 31/12/2021. Đến ngày 14/3/2022 mức vốn hóa thị trường đạt 7.628.600 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng thời điểm năm 2021.

Tính từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch đạt 31.409 tỷ đồng/phiên, tăng 18,1% so với bình quân năm trước. Thị trường cổ phiếu hiện có 768 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết; 882 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM với tổng giá trị niêm yết và đăng ký giao dịch đạt 1.777.000 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cuối năm 2021.

Đồ thị kỹ thuật của VN-Index
Đồ thị kỹ thuật của VN-Index

Tại thị trường trái phiếu, giá trị giao dịch bình quân trong tháng 3/2022 đạt 11.217 tỷ đồng/phiên, giảm 20,2% so với tháng trước.

Tính chung quý I năm 2022 giá trị giao dịch bình quân đạt 13.149 tỷ đồng/phiên, tăng 15,3% so với bình quân năm 2021. Thị trường trái phiếu hiện có 424 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt hơn 1.606.000 tỷ đồng, tăng 2% so với cuối năm 2021.

Trên thị trường chứng khoán có nhiều triển vọng tích cực với mức vốn hóa thị trường cổ phiếu ước tính tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, tính từ đầu năm đến nay, khối lượng giao dịch bình quân của sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 139.076 hợp đồng/phiên, giảm 26% so với bình quân năm trước; giá trị giao dịch bình quân sản phẩm chứng quyền có bảo đảm đạt 38,42 tỷ đồng/phiên, giảm 46%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.