Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ nguồn cung không an toàn tăng trở lại

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan và Forest Trends, lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ vùng rủi ro trong năm 2022 tăng 14% so với năm 2021, đặc biệt, lượng gỗ tròn tăng 58,2%.

Gỗ nguyên liệu nhập khẩu có vai trò quan trọng trong chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam. Ảnh minh họa.
Gỗ nguyên liệu nhập khẩu có vai trò quan trọng trong chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam. Ảnh minh họa.

Báo cáo Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên từ vùng địa lý tích cực và không tích cực tới hết 2022 do Nhóm nghiên cứu Forest Trends và Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam thực hiện, công bố ngày 21/3 cho thấy, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 3 tỷ USD kim ngạch gỗ nguyên liệu các loại trong năm 2022.

Trong đó có hơn 6,3 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ từ 96 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, bao gồm 41 thị trường được đánh giá là tích cực và 55 thị trường rủi ro.

Lượng cung gỗ từ rừng trồng trong nước của Việt Nam đạt khoảng trên dưới 30 triệu m3 mỗi năm, chủ yếu là gỗ keo/tràm, bạch đàn và nguồn cung từ gỗ cao su (khoảng 5 triệu m3 /năm). Tuy nhiên, khoảng 60 - 70% lượng cung từ nguồn này đang được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho dăm gỗ và viên nén. Lượng còn lại, chỉ 30 - 40% là gỗ lớn được đưa vào chế biến đồ gỗ xuất khẩu, do đó không đủ đáp ứng được nhu cầu về cả chủng loại, chất lượng và thành phần loài.

Lượng gỗ nhập khẩu của Việt Nam tăng đều với tốc độ trung bình khoảng 8%/năm. Điều này phản ánh nhu cầu nguyên liệu đầu vào ngày càng lớn của ngành gỗ Việt Nam.

Cụ thể, năm 2022, gỗ tròn và gỗ xẻ tương đương 6,3 triệu m3 gỗ quy tròn với giá trị nhập khẩu gần 2 tỷ USD. Trong nhóm gỗ nguyên liệu đầu vào, gỗ tròn và gỗ xẻ vẫn là những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất để phục vụ cho nhu cầu chế biến của ngành gỗ.

Sau khi giảm nhẹ vào năm 2020 do ảnh hưởng của sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu khi xảy ra dịch bệnh Covid-19, lượng và giá trị nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ của Việt Nam đã tăng mạnh trở lại sau đó.

Tuy nhiên, lượng nhập từ các thị trường được đánh giá là tích cực sụt giảm mạnh kể từ nửa cuối 2022 và đà giảm này có thể tiếp tục duy trì trong năm 2023. Lý do sụt giảm chủ yếu là do lượng gỗ nhập thị trường đầu ra xuất khẩu bị co giảm từ nửa cuối năm 2022.

Cụ thể, các đơn hàng từ các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam bao gồm Mỹ, EU do mức lạm phát cao ở các nước này sau khi xung đột Nga - Ukraine xảy ra khiến người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu, làm giảm cầu. Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam dự đoán trầm lắng của thị trường đầu ra sẽ kéo dài trong cả năm 2023.

Xét theo nguồn gốc xuất xứ, luồng cung gỗ tròn và gỗ xẻ từ các thị trường tích cực và rủi ro chiếm trung bình lần lượt khoảng 65% và 35% tổng lượng nhập khẩu về Việt Nam.

Lượng nhập khẩu từ 44 thị trường tích cực đã tăng liên tục với mức tăng trung bình 5,6% trong giai đoạn trước 2022, nhưng bị sụt giảm 7,9% về mức 3,82 triệu m3 trong năm 2022. Trong cùng năm, 55 quốc gia/vùng lãnh thổ được đánh giá là rủi ro cung cấp hơn 2,5 triệu m3 gỗ tròn và xẻ quy tròn cho Việt Nam, tăng 14% so với năm 2021.

Riêng lượng và giá trị gỗ tròn, Việt Nam nhập khẩu từ 51 quốc gia/vùng địa lý rủi ro đạt lần lượt 1,3 triệu m3 và 409,76 triệu USD, tương đương 51,4% tổng lượng và 54,8% tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ tròn của cả nước. So với năm 2021, nguồn cung rủi ro này đã tăng 58,2% về lượng và 50,2% về giá trị.

Cameroon và các quốc gia châu Phi khác như Nigeria, CHDC Congo, Ghana, Congo, Angola nằm trong top 10 thị trường rủi ro xuất khẩu gỗ tròn cho Việt Nam.

Doanh nghiệp ngành gỗ cần duy trì tâm lý tích cực cho thời điểm phục hồi 2024

Báo cáo chỉ ra rằng, ngành gỗ đang đối mặt với các khó khăn về thị trường đầu ra sản phẩm và các rủi ro trong khâu nguyên liệu đầu vào. Điều này đòi hỏi Chính phủ và cộng đồng hiệp hội, doanh nghiệp trong ngành cần có những hành động kịp thời trong thời gian tới để giảm thiểu các khó khăn và rủi ro này nhằm duy trì hoạt động và lấy lại đà tăng trưởng trong thời gian tới.

Báo cáo kiến nghị Chính phủ, đặc biệt là Bộ Công thương hỗ trợ các hiệp hội gỗ để triển khai các hoạt động quảng bá hình ảnh, xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, thúc đẩy các kênh kết nối nhằm tìm kiếm cơ hội thị trường mới bên cạnh các thị trường truyền thống như Mỹ và EU.

Với vai trò đồng hành cùng doanh nghiệp, các hiệp hội cần tích cực và liên tục cập nhật thông tin về diễn biến thị trường trong và ngoài nước, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm vượt qua khó khăn.

Để giảm luồng cung gỗ rủi ro nhập khẩu trong tương lai, báo cáo cho rằng, cần có các biện pháp thực tế để chuyển đổi luồng cung gỗ rủi ro tại các làng nghề trong nước. Thông tin tuyên truyền về gỗ hợp pháp và các quy định quản lý tính hợp pháp của gỗ cần được lan tỏa nhiều hơn.

Báo cáo Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên từ vùng địa lý tích cực và không tích cực tới hết 2022 cập nhật tình hình nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ của Việt Nam tới hết 2022 chia theo các vùng địa lý tích cực và không tích cực được xác định theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng liên quan.

Nguồn thông tin trong Báo cáo được tổng hợp từ nguồn dữ liệu nhập khẩu của Tổng cục Hải quan trong giai đoạn 2018 – 2022. Mục tiêu của Báo cáo cập nhật thông tin về tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các nguồn, làm thông tin tham khảo đầu vào cho các doanh nghiệp ngành gỗ và cho các cơ quan quản lý.

Nhập khẩu hàng nông sản tăng hơn 21% nửa đầu tháng 1/2025

Nhập khẩu hàng nông sản tăng hơn 21% nửa đầu tháng 1/2025

Nửa đầu tháng 1/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam đạt 1,56 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Nhập khẩu rau quả lần đầu cán mốc 2,4 tỷ USD

Nhập khẩu rau quả lần đầu cán mốc 2,4 tỷ USD

Năm 2024 Việt Nam chi 2,42 tỷ USD để nhập khẩu rau quả, tăng 23,7% so với năm trước và là năm đầu tiên kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt mốc 2,4 tỷ USD.
Xuất khẩu phân bón sang Campuchia đạt kỷ lục 12 năm

Xuất khẩu phân bón sang Campuchia đạt kỷ lục 12 năm

Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 592.121 tấn phân bón sang Campuchia, là mức cao nhất giai đoạn 2013 – 2024.
Indonesia là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Năm 2024, Việt Nam nhập khẩu thủy sản từ 23 thị trường chính, trong đó Indonesia là thị trường nhập khẩu lớn nhất.
Xuất khẩu rau quả sang ASEAN tăng tới 40% trong năm 2024

Xuất khẩu rau quả sang ASEAN tăng tới 40% trong năm 2024

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam tăng hơn 27% so với năm trước, riêng xuất khẩu sang khối ASEAN tăng tới 40%.
Siết chặt kiểm soát giết mổ động vật dịp Tết Nguyên đán 2025

Siết chặt kiểm soát giết mổ động vật dịp Tết Nguyên đán 2025

Bộ NN&PTNT vừa có văn bản số 560/BNN-TY gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc chấn chỉnh công tác, quản lý, kiểm soát giết mổ động vật, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Campuchia: Xuất khẩu lúa gạo năm 2024 đạt gần 2 tỷ USD

Campuchia: Xuất khẩu lúa gạo năm 2024 đạt gần 2 tỷ USD

Năm 2024, Campuchia đã xuất khẩu 651.522 tấn gạo với kim ngạch 491,19 triệu USD.
Hợp tác quốc tế để tăng cường năng lực chống kháng thuốc tại Việt Nam

Hợp tác quốc tế để tăng cường năng lực chống kháng thuốc tại Việt Nam

Cục trưởng Thú y Nguyễn Văn Long cho rằng, nếu Việt Nam không thực hiện quyết liệt phòng, chống kháng thuốc từ bây giờ thì tương lai có thể sẽ phải chạy theo chữa bệnh liên quan đến kháng thuốc.
Thái Lan là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 56 thị trường chính, trong đó Thái Lan là thị trường lớn nhất trong khối ASEAN.
Bộ NN&PTNT chỉ đạo khẩn ngăn chặn vận chuyển động vật trái phép qua biên giới

Bộ NN&PTNT chỉ đạo khẩn ngăn chặn vận chuyển động vật trái phép qua biên giới

Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi các tỉnh giáp Campuchia về việc tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn, protein động vật qua biên giới Việt Nam.
Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025

Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025

Năm 2025 ngành chăn nuôi có thể tiếp tục tăng trưởng cao nhờ nhu cầu và sản lượng đều tăng. Đây là dự báo được đưa ra tại báo cáo ngành chăn nuôi của ABS Research.
Nhiều sản phẩm OCOP tham gia Hội chợ Xuân Hà Nội 2025

Nhiều sản phẩm OCOP tham gia Hội chợ Xuân Hà Nội 2025

Từ ngày 9-16/1/2025, hội chợ Xuân Hà Nội 2025 được tổ chức tại tại quảng trường khu đô thị Royal City (Hà Nội) với quy mô hơn 200 gian hàng, nhằm tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa hàng Việt.
Xuất khẩu gỗ 2025: Thị trường Mỹ tiếp tục là điểm sáng

Xuất khẩu gỗ 2025: Thị trường Mỹ tiếp tục là điểm sáng

Một báo cáo do MBS vừa công bố nhận định, thị trường Mỹ sẽ tiếp tục là điểm sáng của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam năm 2025. Ngược lại, nhu cầu có thể sẽ suy giảm từ thị trường Trung Quốc và EU.
Nông nghiệp năm 2024: Sản xuất tăng trưởng đều cả 3 lĩnh vực

Nông nghiệp năm 2024: Sản xuất tăng trưởng đều cả 3 lĩnh vực

Năm 2024, ngành nông nghiệp Việt Nam kết thúc với sự tăng trưởng sản xuất tại cả ba lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Việt Nam mới chỉ có khoảng 10% cơ sở giết mổ động vật công nghiệp

Việt Nam mới chỉ có khoảng 10% cơ sở giết mổ động vật công nghiệp

Hiện nay Việt Nam chỉ có khoảng 10% cơ sở giết mổ động vật tập trung có quy mô công nghiệp, trong khi 90% còn lại thuộc về các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.
Sao Ta vượt 19% kế hoạch doanh số năm

Sao Ta vượt 19% kế hoạch doanh số năm

Kết thúc năm 2024, Sao Ta đạt hơn 250 triệu USD doanh số chung, vượt 19% kế hoạch năm.
6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kỷ lục thập kỷ trong năm 2024

6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kỷ lục thập kỷ trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kết quả kim ngạch kỷ lục giai đoạn 2013 – 2024.
Xuất khẩu hạt điều sang Mỹ lấy lại mốc tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều sang Mỹ lấy lại mốc tỷ USD

Năm 2024 chứng kiến một cột mốc thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang Mỹ khi kim ngạch lấy lại mốc tỷ USD sau hai năm suy giảm.
Phú Mỹ mang 'Xuân yêu thương, Tết sẻ chia' đến những hoàn cảnh khó khăn trên cả nước

Phú Mỹ mang 'Xuân yêu thương, Tết sẻ chia' đến những hoàn cảnh khó khăn trên cả nước

Tổng Công ty Phân bón & Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, Phú Mỹ) vừa khởi động chương trình “Xuân yêu thương - Tết sẻ chia”, nhằm mang lại mùa xuân ấm áp cho những hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách trên khắp cả nước.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản hướng tới mốc 100 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản hướng tới mốc 100 tỷ USD

Đây là mục tiêu Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 sáng ngày 31/12.
Thủ tướng: 'Nông nghiệp không thể đứng một mình mà phải có cả hệ sinh thái'

Thủ tướng: 'Nông nghiệp không thể đứng một mình mà phải có cả hệ sinh thái'

Tại Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nông nghiệp không thể đứng một mình mà phải có cả hệ sinh thái gồm các ngành nghề khác để cùng phát triển.
Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân

Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân

Sáng 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới".
Nông nghiệp về đích ngoạn mục, hướng tới tăng trưởng 4% năm 2025

Nông nghiệp về đích ngoạn mục, hướng tới tăng trưởng 4% năm 2025

Năm 2024 đã chứng kiến nhiều thành công của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức. Sang năm 2025, ngành đặt mục tiêu tăng trưởng từ 3,5 - 4%, kim ngạch xuất khẩu đạt 70 tỷ USD.
Hải Dương thêm 11 sản phẩm đề nghị đánh giá, công nhận OCOP quốc gia

Hải Dương thêm 11 sản phẩm đề nghị đánh giá, công nhận OCOP quốc gia

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương sẽ báo cáo UBND tỉnh đề nghị đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia cho 11 sản phẩm mới.
Hà Nội: Giá thịt lợn tăng nhẹ dịp cuối năm

Hà Nội: Giá thịt lợn tăng nhẹ dịp cuối năm

Thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng cao trong khi nguồn cung vẫn còn hạn chế khiến giá lợn hơi tiến sát mốc 70.000 đồng/kg.
Hải Dương: Thành phố Chí Linh có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 sao

Hải Dương: Thành phố Chí Linh có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 sao

Năm nay, thành phố Chí Linh (Hải Dương) có 8 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP, trong đó có 5 sản phẩm đánh giá, phân hạng lần đầu.
Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Trong bối cảnh nguồn cung thế giới thiếu hụt, cao su xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 dù giảm về lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng trưởng và lấy lại mốc 3 tỷ USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam đạt 36,1 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hải Dương tổng kết 3 năm phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Hải Dương tổng kết 3 năm phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng 23/12, tại thành phố Hải Dương, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị tổng kết 3 năm Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2024; tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024.
Một năm về đích của ngành thủy sản

Một năm về đích của ngành thủy sản

Những tháng đầu năm 2024, mục tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu được coi là thách thức lớn của ngành thủy sản trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều bất định. Tuy nhiên, đến những ngày cuối năm, ngành thủy sản đã có thể tự tin về đích như mục tiêu đề ra.
Số liệu thị trường: Diễn biến tình hình nhập khẩu chè của Đài Loan

Số liệu thị trường: Diễn biến tình hình nhập khẩu chè của Đài Loan

Đài Loan nhập khẩu 12.059 tấn chè từ Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024, với trị giá 20,57 triệu USD, giảm nhẹ 0,05% về lượng và giảm 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Hải sản xuất khẩu tăng trưởng trái chiều trong 11 tháng 2024

Hải sản xuất khẩu tăng trưởng trái chiều trong 11 tháng 2024

Trong khi sản phẩm cá ngừ, cua ghẹ xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng tốt với hai con số thì mực, bạch tuộc lại giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Australia và Việt Nam hợp tác giám sát chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản

Australia và Việt Nam hợp tác giám sát chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản

Dự án AquaWatch được Cơ quan khoa học quốc gia Australia (CSIRO) khởi động tại Hải Phòng để thử nghiệm một hệ thống giám sát và dự báo chất lượng nước thế hệ mới cho ngành nuôi trồng thủy sản trong đất liền.
Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ghi nhận kết quả kỷ lục hơn 10 năm (giai đoạn 2013 – 2024).
Sản phẩm hóa chất là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Sản phẩm hóa chất là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Lào đạt 1,94 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cao su tại các thị trường ASEAN biến động trái chiều trong 10 tháng

Xuất khẩu cao su tại các thị trường ASEAN biến động trái chiều trong 10 tháng

10 tháng đầu năm 2024, tình hình xuất khẩu cao su tại các thị trường khu vực ASEAN ghi nhận biến động trái chiều, trong khi cao su xuất khẩu của Thái Lan và Campuchia tăng trưởng thì Indonesia lại giảm so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm