Nhóm Big 4 chiếm tới 50% tổng tiền gửi khách hàng

NGÂN HÀNG Việt nAM
15:30 - 08/11/2022
Nhóm Big 4 chiếm tới 50% tổng tiền gửi khách hàng
0:00 / 0:00
0:00
Tính đến cuối quý III, 3 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước vẫn giữ vị trí top đầu về lượng tiền gửi mặc dù lãi suất huy động tại nhóm này tăng không đáng kể trong thời gian qua.

Theo thống kê từ báo cáo tài chính quý III/2022 và 9 tháng năm 2022 của nhóm 27 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết, tính đến hết tháng 9, tổng số dư tiền gửi khách hàng của hệ thống ngân hàng thương mại khoảng hơn 7,5 triệu tỷ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, dẫn đầu bảng xếp hạng là Ngân hàng BIDV với tiền gửi huy động tại nhà băng này đạt gần 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 2,8% so với thời điểm cuối năm trước.

Theo sau lần lượt là Vietcombank với 1,197 triệu tỷ đồng và Vietinbank với 1,189 triệu tỷ đồng, tăng 5,4% và 2,4% so với cuối năm 2021.

Chỉ riêng lượng tiền gửi tại ba ngân hàng thương mại quốc doanh đã chiếm đến 50% tổng số tiền gửi khách hàng của toàn hệ thống, đạt gần 3,8 triệu tỷ đồng.

Trong danh sách hiện tại không có thông tin về Agribank do ngân hàng này không công bố báo cáo tài chính quý. Tính đến hết 30/6/2022, Agribank đã dẫn đầu bảng với gần 1,6 triệu tỷ đồng tiền gửi, tăng 3,1% so với đầu năm.

Đối với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, hiện lượng tiền gửi khách hàng lớn nhất đang thuộc về Sacombank với hơn 457.800 tỷ đồng, tăng 7,1% so với hồi đầu năm nay và dẫn vị trí thứ 4 hiện tại.

Theo sau là ngân hàng ACB với số dư tiền gửi khách hàng tính đến hết quý III/2022 đạt hơn 392.000 tỷ đồng, tăng 3,2% so với đầu năm.

Top 5 ngân hàng còn lại lần lượt là MB với 377.145 tỷ đồng, tuy nhiên con số này lại giảm nhẹ so với thời điểm 31/12/2021 là 384.692 tỷ đồng, tương đương giảm 2%.

SHB với 340.717 tỷ đồng, tăng 4%; Techcombank với 318.919 tỷ đồng, tăng 1,3%; VPBank với 277.422 tỷ đồng, tăng 14,7% và HDBank với 207.780 tỷ đồng, tăng 13,4%.

Một ngân hàng tuy không lọt vào top 10 nhưng lại có tốc độ tăng trưởng tiền gửi tăng mạnh nhất hiện nay lại thuộc về TPBank với mức tăng trưởng đạt 16,6%, tương ứng đạt 162.694 tỷ đồng.

Ngoài ra, VPBank (14,7%), HDBank (13,4%) và ABBank (10,2%) đều là những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng đạt 2 con số.

Ở chiều ngược lại, một số ngân hàng ghi nhận tốc độ sụt giảm tiền gửi khách hàng trong 9 tháng đầu năm với cao nhất hệ thống là Kienlongbank khi chỉ đạt 42.200 tỷ đồng tiền gửi tính đến hết tháng 9/2022, giảm đến 18% so với hồi đầu năm.

Những ngân hàng khác cũng góp mặt trong danh sách này bao gồm VietCapitalBank, MB, NCB và OCB với 64.334, giảm 0,2% so với cuối năm trước.

Tin liên quan

Đọc tiếp

TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.