Quý 1/2023, cả nước đã nhập khẩu hơn 2,6 triệu tấn xăng dầu

Xăng Dầu Việt nAM
19:52 - 12/04/2023
Quý 1/2023, cả nước đã nhập khẩu hơn 2,6 triệu tấn xăng dầu. Ảnh: Quách Sơn.
Quý 1/2023, cả nước đã nhập khẩu hơn 2,6 triệu tấn xăng dầu. Ảnh: Quách Sơn.
0:00 / 0:00
0:00
Theo thống kê của Bộ Công Thương, tính chung quý 1/2023, khoảng 2,6 triệu tấn xăng dầu, tương ứng giá trị 2,3 tỷ USD được nhập khẩu về Việt Nam để đảm bảo nguồn cung cho nhu cầu sử dụng.

Trong tháng 3/2023, cả nước nhập khoảng 800.000 tấn xăng dầu các loại, tương ứng 659 triệu USD (tương đương 15.452 tỷ đồng).

Tính chung quý 1/2023, cả nước nhập khoảng hơn 2,6 triệu tấn xăng dầu, tương ứng với 2,3 tỷ USD (tương đương 539.281 tỷ đồng), giảm khoảng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong những tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã đảm bảo lượng nhập khẩu theo phân giao để cung ứng đủ cho sản xuất và tiêu dùng.

Thống kê của Petrolimex cho thấy, từ 21/2 đến 21/3, doanh nghiệp này nhập khẩu từ nước ngoài khoảng 475.299 tấn xăng các loại và từ các nhà máy trong nước khoảng 166.949 tấn, trong khi dầu diesel nhập trong nước là 103.666 m3/tấn và từ nước ngoài là 245.162 m3/tấn.

Về nguồn trong nước, lượng sản xuất xăng dầu trong quý đầu năm của Petrovietnam (không bao gồm sản phẩm của nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn - NSRP) đạt 1,74 triệu tấn.

Liên quan đến vấn đề nguồn cung, theo thông tin được đăng tải trên báo điện tử của Bộ Công Thương ngày 12/4, trước đó, tại cuộc họp Tổ điều hành thị trường trong nước thường kỳ quý 1/2023 diễn ra ngày 30/3, đại diện Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết, sau thời điểm khó khăn về nguồn cung, hiện tại trong quý 1, nguồn cung xăng dầu tương đối ổn định.

Nguyên nhân là các doanh nghiệp đầu mối cũng đã thực hiện tốt kế hoạch phân giao tổng nguồn do Bộ Công Thương giao nên nguồn cung được cải thiện tương đối ổn định, đảm bảo cung ứng đủ cho sản xuất và tiêu dùng.

2022 là năm biến động của thị trường xăng dầu trong nước. Nhiều lý do được Bộ Công Thương đưa ra giải thích cho việc thị trường nhiên liệu trong nước thiếu hàng cục bộ trong quý 2 và 3, trong đó có nguyên nhân doanh nghiệp phải nhập hàng lúc giá cao, bán ra giá thấp và chi phí kinh doanh chưa kịp điều chỉnh khiến họ bị lỗ. Việc này dẫn tới tình trạng đầu mối xăng dầu cắt giảm chiết khấu (mức trích lại dành cho thương nhân phân phối, bán lẻ) và giảm lượng hàng bán ra.

Để đảm bảo nguồn cung cho nhu cầu sử dụng, Bộ Công Thương đã yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối tăng nhập khẩu. Tính chung cả năm 2022, cả nước đã nhập khẩu khoảng 8,9 triệu tấn xăng dầu, trị giá 8,9 tỷ USD (tương đương 208.678 tỷ đồng), tăng 27,7% về lượng và tăng 118,5% về kim ngạch so với năm 2021.

Dự báo nhu cầu xăng dầu tăng cao phục vụ sản xuất kinh doanh, phục hồi sau dịch, nên năm 2023, Bộ Công Thương giao các doanh nghiệp đầu mối mua và nhập 25,9-26,7 triệu m3/tấn xăng dầu, tăng 10-15% so với năm 2022.

Bên cạnh đó, thời gian qua, Bộ Công Thương cũng đã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm phương án nhập khẩu bổ sung đã phân giao, bảo đảm duy trì nguồn cung liên tục cho thị trường trong nước và không để xảy ra thiếu hụt nguồn cung.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.