Thủ tướng: Vai trò của tài chính toàn diện ngày càng trở nên quan trọng

Chiều 6/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện và nhấn mạnh vai trò của tài chính toàn diện ngày càng trở nên quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực, giải pháp tài chính phù hợp.

Thủ tướng: Vai trò của tài chính toàn diện ngày càng trở nên quan trọng

Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện được thành lập theo Quyết định 1394/QĐ-TTg ngày 11/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo và điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành, cơ quan, địa phương về tài chính toàn diện, thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định 149 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ. Chiến lược đưa ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm thúc đẩy tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính cho mọi người dân và doanh nghiệp, trong đó chú trọng đến những đối tượng chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận, đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và những đối tượng yếu thế khác.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và các ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá, trong hơn 2 năm qua, các cấp, các ngành đã rất nỗ lực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao khả năng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tài chính cho người dân, doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Khuôn khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện, tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu của tài chính toàn diện. Mạng lưới cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính phát triển rộng khắp các địa bàn trên cả nước, đặc biệt là các kênh cung ứng dịch vụ trên nền tảng hiện đại như điện thoại di động, internet.

Các sản phẩm, dịch vụ tài chính được phát triển đa dạng, hiện đại, an toàn, tiện lợi hơn với chi phí hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng nhờ ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0. Cơ sở hạ tầng thanh toán tiếp tục được đầu tư, hoàn thiện.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Kim Anh phát biểu. Ảnh: VGP
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Kim Anh phát biểu. Ảnh: VGP

Các cấp, các ngành tích cực triển khai công tác truyền thông về vai trò, ý nghĩa của tài chính toàn diện và giáo dục tài chính với nhiều hình thức đa dạng, sáng tạo, hiệu quả, qua đó góp phần nâng cao kiến thức và hiểu biết tài chính cho người dân. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về bảo vệ người tiêu dùng tài chính.

Đặc biệt, một số giải pháp rất quan trọng, góp phần đẩy mạnh khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan tích cực phối hợp thực hiện như: Ban hành quy định cho phép mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử (eKYC); triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (dịch vụ Mobile Money), xây dựng và chính thức vận hành hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Phát triển chiến lược tài chính toàn diện hỗ trợ người dân, đặc biệt những người yếu thế

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia có vai trò hết sức quan trọng nhằm tạo thuận lợi cho mọi người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận được những nguồn lực tài chính cần thiết cho phát triển, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống nhân dân, thúc đẩy việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030.

Thủ tướng chỉ rõ, còn nhiều khó khăn và thách thức cần lời giải phù hợp, hiệu quả, để có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Theo đó, mạng lưới điểm cung ứng dịch vụ tài chính phát triển còn chưa đồng đều, cần phải sắp xếp hợp lý và mở rộng độ bao phủ hơn nữa đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn khó khăn.

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, xuất hiện thêm các chủ thể, các kênh phân phối, các sản phẩm, dịch vụ tài chính mới dựa trên đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số nhưng cũng đi kèm rủi ro, đòi hỏi khuôn khổ pháp lý phải được nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện.

Các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại có nhiều ưu điểm nhưng cần phù hợp để người dân vùng sâu, vùng xa dễ tiếp cận và sử dụng. Hạ tầng tài chính cần tiếp tục nâng cao chất lượng và kết nối liên thông giữa các cơ sở hạ tầng, nhất là phát triển hạ tầng số, khắc phục tình trạng vùng lõm về sóng viễn thông.

Thủ tướng nêu rõ, ngành tài chính ngân hàng cần chủ động đưa ra các giải pháp gắn kết, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Ảnh: VGP
Thủ tướng nêu rõ, ngành tài chính ngân hàng cần chủ động đưa ra các giải pháp gắn kết, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Ảnh: VGP

Đặc biệt, phải cải thiện được hiểu biết và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính cho người dân, khiến người dân thấy được sự tiện ích, an toàn thì họ mới tin và sử dụng.

Theo Thủ tướng, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030 đã đề ra những giải pháp mang tính đột phá nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện, bao trùm. Điều này khẳng định sự quyết tâm, sẵn sàng tiếp cận những vấn đề mới để triển khai thành công tài chính toàn diện ở Việt Nam, mang lại lợi ích cho người dân.

Thủ tướng nhấn mạnh mọi chính sách phải hướng tới người dân và người dân phải tích cực tham gia vào việc thực hiện các chính sách. Người dân cần được tiếp cận tài chính toàn diện để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, ngược lại, khi đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên, thì người dân phải đóng góp vào việc thực hiện Chiến lược.

Ngành tài chính ngân hàng cần chủ động đưa ra các giải pháp gắn kết, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Vai trò của tài chính toàn diện ngày càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh hiện nay để bảo đảm mọi người dân, doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn lực và giải pháp tài chính phù hợp, nâng cao khả năng ứng phó, vượt qua những hậu quả do thiên tai, dịch bệnh gây ra, hướng tới sự ổn định và phát triển bền vững.

Các bộ ngành cơ quan cần triển khai tốt nhiệm vụ của mình

Thủ tướng yêu cầu tất cả các bộ, ngành, cơ quan có liên quan, các địa phương tổ chức triển khai tốt hơn nữa các nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược, báo cáo tình hình triển khai Chiến lược gửi Ngân hàng Nhà nước để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ có những chỉ đạo kịp thời.

Các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện đầy đủ trách nhiệm của thành viên Ban Chỉ đạo, chỉ đạo bộ, ngành mình tích cực, chủ động, sáng tạo, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được phân công tại Chương trình hành động thực hiện Chiến lược; bố trí nguồn nhân lực và kinh phí phù hợp; ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để gia tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí, đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn cuộc sống.

Các cơ quan phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo để triển khai đồng bộ, thống nhất các nhiệm vụ; tổ chức theo dõi, định kỳ đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hành động của đơn vị mình để kịp thời rút kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.

Thủ tướng lưu ý làm tốt hơn nữa công tác truyền thông về tài chính toàn diện, nhất là truyền thông để mỗi người nâng cao khả năng tư duy và kỹ năng tài chính, trong đó có đối tượng học sinh, sinh viên.

Cùng với đó, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng; tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia, tham gia các khuôn khổ hợp tác, diễn đàn quốc tế về tài chính toàn diện nhằm tăng cường hội nhập quốc tế về tài chính toàn diện, tiếp nhận sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong triển khai Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia nhằm gia tăng nguồn lực cho việc thực thi Chiến lược.

Các đại biểu tham dự Phiên họp. Ảnh: VGP
Các đại biểu tham dự Phiên họp. Ảnh: VGP

Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện quy định của pháp luật về giao dịch điện tử để tạo cơ sở pháp lý cho các bộ, ngành hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan, giúp đẩy mạnh số hóa, ứng dụng kỹ thuật số, tạo môi trường giao dịch thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp qua kênh số, phương thức điện tử.

Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, hướng dẫn triển khai chính sách về bảo hiểm vi mô; bảo lãnh tín dụng, đẩy mạnh thực hiện thanh toán các khoản chi ngân sách không dùng tiền mặt; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của cá nhân, doanh nghiệp đối với thu, nộp thuế, phí, lệ phí và thu phạt vi phạm hành chính, trong đó có thu phí không dừng đường bộ.

Thủ tướng cũng lưu ý đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức tiết kiệm, chống lãng phí của tất cả các cơ quan, đơn vị, người dân, doanh nghiệp và của toàn xã hội.

Bộ Công an đẩy nhanh hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; quy định về định danh và xác thực điện tử để có căn cứ pháp lý triển khai kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho các cơ quan, tổ chức.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đẩy nhanh tiến độ việc lồng ghép giáo dục tài chính vào chương trình giáo dục phổ thông quốc gia, góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của xã hội về tài chính toàn diện.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục nghiên cứu, lồng ghép các mục tiêu tài chính toàn diện vào các chương trình xây dựng nông thôn mới.

Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan liên quan, chủ động tăng cường hợp tác tài chính trong khuôn khổ các chương trình, diễn đàn quốc tế có nội dung về tài chính toàn diện, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính toàn diện.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thúc đẩy tài chính toàn diện một cách thiết thực, hiệu quả, chủ động lồng ghép các mục tiêu về tài chính toàn diện vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thành công công cuộc xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Công bố chỉ số Chính sách SME ASEAN năm 2024

Công bố chỉ số Chính sách SME ASEAN năm 2024

Đây được coi là một bước tiến lớn trong việc tăng cường đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vào nền kinh tế khu vực.
76% người dùng cài đặt sinh trắc học để chuyển tiền trực tuyến

76% người dùng cài đặt sinh trắc học để chuyển tiền trực tuyến

Sau một tháng kể từ ngày áp dụng quy định giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng/lần hoặc trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực sinh trắc học, 76% người dùng đã thực hiện cài đặt xác thực sinh trắc học.
Backbase thành lập trung tâm COE về AI tại TP HCM

Backbase thành lập trung tâm COE về AI tại TP HCM

Ngày 31/7, hãng công nghệ Backbase công bố thành lập Trung tâm Xuất sắc (Center of Excellence - COE) toàn cầu tập trung vào trí tuệ nhân tạo (AI) tại TP HCM.
Đã có 19 triệu tài khoản ngân hàng làm xác thực sinh trắc học

Đã có 19 triệu tài khoản ngân hàng làm xác thực sinh trắc học

Tính đến chiều ngày 5/7, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đã đối chiếu làm sạch từ căn cước công dân được 19 triệu tài khoản.
Người dùng gặp khó khi xác thực sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng

Người dùng gặp khó khi xác thực sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng

Theo quy định mới, mọi giao dịch chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền. Tuy nhiên, một số người gặp khó khăn trong việc xác thực vì ứng dụng ngân hàng liên tục báo lỗi.
Nhật Bản ra mắt tờ tiền mới in 3D chống giả mạo

Nhật Bản ra mắt tờ tiền mới in 3D chống giả mạo

Nhật Bản bắt đầu phát hành các tờ tiền mới với công nghệ tiên tiến sử dụng hình ảnh ba chiều đầu tiên trên thế giới để tạo hiệu ứng xoay 3D từ ngày 3/7 tới đây, nhằm phục vụ công tác chống tiền giả của quốc gia này.
Điện thoại trở thành 'chiếc ví', Việt Nam sẵn sàng đón đầu xu hướng thanh toán số

Điện thoại trở thành 'chiếc ví', Việt Nam sẵn sàng đón đầu xu hướng thanh toán số

Một trong những mục tiêu quan trọng của Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 là phấn đấu đến năm 2025, 100% dân số Việt Nam ở độ tuổi trưởng thành có điện thoại thông minh.
Moca dừng dịch vụ ví điện tử

Moca dừng dịch vụ ví điện tử

Từ 1/7/2024, Moca dừng cung cấp dịch vụ ví điện tử Moca, bao gồm cả ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab.
Từ 1/7, ngân hàng có quyền phong tỏa tài khoản nhận chuyển khoản nhầm

Từ 1/7, ngân hàng có quyền phong tỏa tài khoản nhận chuyển khoản nhầm

Đây là một trong những điểm mới của Nghị định 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt vừa ban hành.
Thanh toán điện tử qua ngân hàng đạt 830.000 tỷ đồng mỗi ngày

Thanh toán điện tử qua ngân hàng đạt 830.000 tỷ đồng mỗi ngày

Giao dịch thanh toán không tiền mặt trong 4 tháng đầu năm nay tăng 56,57% về số lượng và 31,35% về giá trị; giao dịch qua kênh Internet tăng tương ứng 48,81% và 25,73%; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 58,70% và 33,12%.
Bitcoin cắm đầu lao dốc sau khi lập đỉnh gần 74.000 USD

Bitcoin cắm đầu lao dốc sau khi lập đỉnh gần 74.000 USD

Với mức giảm 7,9% xuống còn 61.842 USD, đây là lần đầu đồng tiền ảo Bitcoin chứng kiến mức giảm mạnh nhất trong năm kể từ khi lập đỉnh 73.794 USD.
PV OIL sẽ xuất hóa đơn điện tử trở lại bình thường từ cuối tuần

PV OIL sẽ xuất hóa đơn điện tử trở lại bình thường từ cuối tuần

Sau sự cố tấn công theo hình thức mã hóa dữ liệu (ransomware), PV OIL đã có các giải pháp đảm bảo hoạt động kinh doanh. Dự kiến hệ thống quản lý và phát hành hóa đơn điện tử của PV OIL sẽ hoạt động trở lại bình thường vào cuối tuần này.
Giao dịch rút tiền giảm 15,14%, xu hướng thanh toán không tiền mặt lên ngôi

Giao dịch rút tiền giảm 15,14%, xu hướng thanh toán không tiền mặt lên ngôi

Theo Ngân hàng Nhà nước, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và ngân hàng số trong năm 2023 và tháng đầu năm 2024 tiếp tục đạt được kết quả tích cực.
Sacombank và Eximbank thay đổi phí SMS Banking

Sacombank và Eximbank thay đổi phí SMS Banking

Kể từ đầu tháng 3/2024, ngân hàng Sacombank và Eximbank sẽ thay đổi cách tính phí SMS Banking. Để tránh mất nhiều tiền, khách hàng có thể bật tính năng nhận thông báo tự động qua App ngân hàng.
Chứng khoán DNSE huy động 900 tỷ đồng qua IPO

Chứng khoán DNSE huy động 900 tỷ đồng qua IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên IPO.
Lưu ý cách tính phí SMS Banking tại Vietcombank và ACB từ năm 2024

Lưu ý cách tính phí SMS Banking tại Vietcombank và ACB từ năm 2024

Bắt đầu từ thứ 2 tuần sau (ngày 1/1/2024), người dùng tài khoản Vietcombank và ACB cần lưu ý cách tính phí SMS Banking mới để tiếp tục đăng ký sử dụng hoặc huỷ theo cú pháp được hướng dẫn.
Kinh tế số Việt Nam có thể đạt 45 tỷ USD năm 2025

Kinh tế số Việt Nam có thể đạt 45 tỷ USD năm 2025

Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp 2022 và 2023. Tổng giá trị giao dịch dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm ở mức 20%, từ 30 tỷ USD vào năm 2023 lên gần 45 tỷ USD vào năm 2025.
Singapore công bố bộ quy tắc ứng xử cho dịch vụ ‘mua trước, trả sau’

Singapore công bố bộ quy tắc ứng xử cho dịch vụ ‘mua trước, trả sau’

Theo Tech Wire Asia, ngày 14/11, một nhóm phát triển trong lĩnh vực mua trước, trả sau của Singapore công bố bộ quy tắc ứng xử cho dịch vụ này nhằm bảo vệ người tiêu dùng, giúp họ thoát khỏi bẫy nợ.
Quảng Ngãi nâng cao kinh tế đồng bào dân tộc thiểu số bằng phát triển năng lực số

Quảng Ngãi nâng cao kinh tế đồng bào dân tộc thiểu số bằng phát triển năng lực số

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Quyết định số 168/KH-UBND về Kế hoạch thực hiện Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025.
PVComBank nhận giải thưởng về chuyển đổi số

PVComBank nhận giải thưởng về chuyển đổi số

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVComBank) vừa được Tạp chí Asian Banking and Finance Magazine vinh danh là "Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất" và "Ngân hàng có hoạt động Marketing & Thương hiệu sáng tạo hiệu quả" năm 2023.
Ngân hàng đối diện với thách thức gì trong kỷ nguyên dữ liệu?

Ngân hàng đối diện với thách thức gì trong kỷ nguyên dữ liệu?

Một số vị trí công việc ngân hàng có thể sẽ biến mất hoàn toàn, được thay thế bởi bộ não AI thông minh có khả năng tổng hợp cực cao. Các ngân hàng sẽ phải thay đổi thật nhanh, nếu không muốn hụt hơi trong cuộc chơi hoàn toàn mới của kỷ nguyên dữ liệu.
Ngành ngân hàng chi hơn 15.000 tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số

Ngành ngân hàng chi hơn 15.000 tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số

Thông tin trên được ông Trần Văn Tần, Phó Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nêu rõ tại Hội thảo Smart Banking 2023 tổ chức ngày 6/10.
Dữ liệu là yếu tố quan trọng để tài chính số phát triển bền vững

Dữ liệu là yếu tố quan trọng để tài chính số phát triển bền vững

Các chuyên gia tham dự sự kiện Vietnam Digital Finance 2023 nhận định, dữ liệu số đóng vai trò quan trọng trong cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả quản lý ngành tài chính.
Vietnam Digital Finance 2023 tập trung giải quyết vấn đề dữ liệu số

Vietnam Digital Finance 2023 tập trung giải quyết vấn đề dữ liệu số

Sáng 21/9, Cục Tin học và Thống kê tài chính và Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức Hội thảo về tài chính số trong quản lý Ngân sách Nhà nước (Vietnam Digital Finance 2023).
Xu hướng thanh toán điện tử dần thay thế cho tiền mặt

Xu hướng thanh toán điện tử dần thay thế cho tiền mặt

Ngày 20/9, tại Hà Nội, CTCP Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp cùng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - NHNN) tổ chức họp báo công bố chuỗi sự kiện Ngày thẻ Việt Nam 2023.
Ngân hàng Nhà nước: Tiềm năng thẻ tín dụng nội địa còn lớn

Ngân hàng Nhà nước: Tiềm năng thẻ tín dụng nội địa còn lớn

Theo NHNN, đến tháng 7/2023, số lượng thẻ tín dụng nội địa đang lưu hành đạt 811.400 thẻ, tăng 42,5%. Trong giai đoạn 2018 - 2022, số lượng thẻ tín dụng nội địa phát hành đạt mức tăng trưởng bình quân 29,6%/năm.
Người dân Thái Lan từ 16 tuổi được phát 280 USD qua ví điện tử

Người dân Thái Lan từ 16 tuổi được phát 280 USD qua ví điện tử

Theo Bloomberg, Chính phủ Thái Lan sẽ phân phát 16 tỷ USD qua ví điện tử cho 55 triệu dân trong vòng 6 tháng tới nhằm thúc đẩy tiêu dùng và thu hút hoạt động đầu tư.
Startup fintech Việt Nam MFast được rót vốn 6 triệu USD

Startup fintech Việt Nam MFast được rót vốn 6 triệu USD

MFast, công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) của Việt Nam vừa huy động thành công 6 triệu USD tại vòng gọi vốn Series A.
Grab lạc quan về hoạt động trong nửa cuối năm 2023

Grab lạc quan về hoạt động trong nửa cuối năm 2023

Ngày 23/8, trong báo cáo thu nhập quý 2/2023, gã khổng lồ gọi xe và giao hàng Grab có trụ sở tại Singapore đẩy mục tiêu hòa vốn lên sớm hơn dự kiến trong bối cảnh nhu cầu các dịch vụ cốt lõi của công ty phục hồi mạnh mẽ.
Nhân sự là yếu tố quan trọng để phát triển ngân hàng số

Nhân sự là yếu tố quan trọng để phát triển ngân hàng số

Ngày 23/8, Diễn đàn Ngân hàng số Temenos Regional Forum 2023: ASEAN do Tập đoàn Temenos tổ chức đã được tổ chức tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên diễn đàn cấp Đông Nam Á này được tổ chức tại Việt Nam.
CEO Fundiin: Thời điểm thích hợp để 'mua trước trả sau' phát triển

CEO Fundiin: Thời điểm thích hợp để 'mua trước trả sau' phát triển

Mô hình mua trước trả sau (Buy Now Pay Later - BNPL) tại Việt Nam đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây được xem là miếng bánh mới của thị trường tài chính.
GIMO, startup 'nhận lương linh hoạt' huy động được hơn 17 triệu USD

GIMO, startup 'nhận lương linh hoạt' huy động được hơn 17 triệu USD

Ngày 24/7, GIMO, startup lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) tại Việt Nam chính thức hoàn tất vòng gọi vốn Series A với tổng số vốn huy động lên tới 17,1 triệu USD.
Vốn đầu tư fintech ở Đông Nam Á giảm hơn 80% nửa đầu năm 2023

Vốn đầu tư fintech ở Đông Nam Á giảm hơn 80% nửa đầu năm 2023

Theo Tech in Asia, tổng số lượng giao dịch cũng như giá trị các khoản đầu tư trong lĩnh vực fintech (công nghệ tài chính) khu vực Đông Nam Á trong 6 tháng đầu năm 2023 đều chứng kiến sự giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Chiến lược phát triển sản phẩm sẽ thúc đẩy tương lai ngành fintech Đông Nam Á

Chiến lược phát triển sản phẩm sẽ thúc đẩy tương lai ngành fintech Đông Nam Á

Sự bùng nổ của các dịch vụ tài chính công nghệ (fintech) khiến lĩnh vực này ngày càng trở nên bão hoà hơn. Các chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp cần liên tục phát triển sản phẩm để có thể giữ chân khách hàng cũng như thu hút người dùng mới.
Hơn 30% dân số Việt Nam đã sử dụng app để giao dịch ngân hàng

Hơn 30% dân số Việt Nam đã sử dụng app để giao dịch ngân hàng

Đây là thông tin từ ông Vũ Viết Ngoạn, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tại một hội thảo về dịch vụ tài chính - ngân hàng do Tập đoàn dữ liệu quốc tế tại Việt Nam (IDG Việt Nam) tổ chức ngày 26/5.
Sắp diễn ra sự kiện 'Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2023'

Sắp diễn ra sự kiện 'Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2023'

Tại sự kiện chuyển đổi số ngày 18/5 tới đây, NHNN sẽ tập trung vào các nhiệm vụ kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của ngành như chấm điểm tín dụng, xác thực khách hàng trực tuyến,...
Xem thêm