Tiêu thụ nông sản, hàng Việt có cơ hội thắng tại thị trường nội địa

Rau quả Vụ Đông
18:05 - 20/11/2021
Rau quả vụ đông miền Bắc sẽ thực hiện diện tích khoảng 400 nghìn ha với sản lượng 4,6 triệu tấn
Rau quả vụ đông miền Bắc sẽ thực hiện diện tích khoảng 400 nghìn ha với sản lượng 4,6 triệu tấn
0:00 / 0:00
0:00
Thứ trưởng Trần Thanh Nam: Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản phải làm sao để người sản xuất được hưởng thành quả xứng đáng và người tiêu dùng được thụ hưởng những sản phẩm chất lượng

Đây là những trăn trở của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT tại Diễn đàn kết nối nông sản “'Kết nối tiêu thụ Rau vụ đông các tỉnh Đồng bằng sông Hồng', sáng 20/11.

Vụ đông là vụ sản xuất đặc trưng và quan trọng của các tỉnh phía Bắc. Theo số liệu của Bộ NN&PTNN, trong năm 2021, theo kế hoạch thì vụ đông miền Bắc sẽ thực hiện diện tích khoảng 400 nghìn ha với sản lượng 4,6 triệu tấn, tổng giá trị sản xuất phấn đấu đạt khoảng 34 - 35 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tập trung phát triển một số cây trồng có giá trị kinh tế cao, sát với nhu cầu thị trường nội địa và phục vụ xuất khẩu.

5 giải pháp từ Saigon Co.op

Đứng ở vai trò của nhà phân phối, ông Lê Văn Liêm, Giám đốc Khu vực miền Bắc của Saigon Co.op chia sẻ 05 giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản tại thị trường nội địa, đó là: Thông tin và tuyên truyền vận động; kết nối doanh nghiệp với thị trường tiêu thụ; nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; triển khai các chương trình khuyến khích sử dụng hàng Việt Nam và tham gia bình ổn thị trường.

Theo ông Liêm, có cơ hội để hàng Việt thắng thế trên thị trường nội địa, tại gần 1.000 điểm bán thuộc hệ thống của Saigon Co.op, 90% các sản phẩm được bày bán là hàng Việt. Riêng với mặt hàng rau củ quả thì hàng Việt chiếm toàn bộ kệ hàng của Saigon Co.op.

"Hàng ngày hệ thống tiêu thụ gần 500 tấn hàng nông sản, xu hướng này ngày càng tăng lên. Xu hướng kênh tiêu dùng chuyển từ chợ truyền thống sang siêu thị ngày càng rõ rệt, đây là cơ hội để hàng nông sản của chúng ta tiếp cận với người tiêu dùng", ông Liêm nói.

Tại các tỉnh phía Bắc, nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, những năm gần đây, Saigon Co.op tập trung công tác thu mua nông sản vụ đông bằng hình thức khai thác trực tiếp từ vùng trồng hoặc thông qua các hợp tác xã (HTX) lớn trong khu vực để cung ứng cho thị trường 3 miền.

Saigon Co.op cũng có một tổng kho phân phối tại Bắc Ninh nhằm đối lưu hàng hoá giữa các vùng miền. Mỗi năm, hệ thống siêu thị cũng liên kết để tiêu thụ gần 1.000 tấn rau, củ quả như cà rốt, khoai tây, su hào, bắp cải, rau ăn lá của các tỉnh trong vụ đông.

Ông Lê Văn Liêm, Giám đốc Khu vực miền Bắc của Saigon Co.op
Ông Lê Văn Liêm, Giám đốc Khu vực miền Bắc của Saigon Co.op

Trao đổi với MEKONG ASEAN về kế hoạch cụ thể sẽ triển khai trong thời gian tới, ông Liêm cho biết:

Trước đây, Saigon Co.op mới chỉ hỗ trợ được bà con ở một số địa phương như Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Sơn La. Trong thời gian tới, Saigon Co.op sẽ mở rộng thêm các mặt hàng và năng lực cung ứng cũng như các địa phương khác. Ông Liêm khẳng định: "Sẽ cố gắng đưa ra những tiêu chí quy định đơn giản, phù hợp nhất để hỗ trợ bà con tiêu thụ nông sản."

Về chiến lược, Saigon Co.op cho biết sẽ ưu tiên kiểm soát chất lượng lên hàng đầu. Nhà phân phối này đã cử chuyên viên phối kết hợp với các địa phương, hỗ trợ bà con nông dân khu vực đồng bằng Sông Hồng. Hiện công tác này đã được triển khai ở Hà Nam, Nam Định, sắp tới sẽ là Ninh Bình.

Về logistics, ông Liêm thông tin rằng, sẽ hỗ trợ giảm chi đối lưu hàng hóa bằng cách tận dụng những chuyến xe trong hệ thống logistics của Saigon Co.op từ miền Nam ra và quay đầu về. Từ đó, nông sản sẽ được bán với giá cạnh tranh nhất, giúp đẩy nhanh sản lượng tiêu thụ.

Chỉ ra những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của người nông dân, Giám đốc Khu vực miền Bắc của Saigon Co.op chia sẻ, sản xuất không có định hướng là cái khó nhất của người nông dân.

Ảnh tác giả

QUAN ĐIỂM LÀ HỖ TRỢ, KHÔNG PHẢI GIẢI CỨU

Người nông dân sản xuất ồ ạt, chưa quan tâm đến các tiêu chuẩn sản phẩm và đặc biệt là thiếu quan tâm đến nhu cầu thị trường như thế nào. Dẫn đến tình trạng được mùa mất giá và chúng ta hay phải giải cứu nông sản. Quan điểm của Saigon Co.op là sẽ không “giải cứu” mà thay vào đó là hỗ trợ tiêu thụ. Ngoài ra, các địa phương ban ngành chưa có sự hỗ trợ tích cực cho bà con nông dân về đầu ra về đóng gói, sơ chế, kho tập trung...”

Ông Lê Văn Liêm, Giám đốc Khu vực miền Bắc của Saigon Co.op

Từ những khó khăn trên, ông Liêm đưa ra 4 yêu cầu đối với các sản phẩm nông sản. Theo ông, quan trọng nhất là sản phẩm phải được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và an toàn thực phẩm, về mẫu mã, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn.

Bên cạnh đó, sản phẩm phải được kiểm soát tiêu chuẩn từ vùng trồng, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ.

Phải áp dụng quy trình kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao, bảo quản sau thu hoạch, sơ chế và bao gói, giúp khách hàng truy xuất nguồn gốc tiện lợi.

Đặc biệt, ông Liêm cho rằng, cần có sự liên kết các vùng trồng để xác định khả năng cung ứng, thị trường tiêu thụ, từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp.

"Saigon Co.op sẽ kết nối với các địa phương để xây dựng các điểm bán lẻ, xây dựng vùng nguyên liệu", ông Liêm nói.

Là một đơn vị có nhiều năm đồng hành tiêu thụ nông sản, bà Nguyễn Thị Diễm Hằng, Chủ tịch HĐQT Nutrimart cũng tán thành những ý kiến của Saigon Co.op.

Bà Hằng cho rằng, các địa phương có thể nghiên, cứu, xem xét để đưa các hệ thống sơ chế, đóng gói về cấp HTX, từ đó hỗ trợ nông dân trong khâu này. Khi hệ thống sơ chế, đóng gói được đầu tư, bà Hằng cam kết Nutrimart sẽ ưu tiên cho hàng hóa của các hệ thống sản xuất vừa và nhỏ cũng như các HTX, các hộ nông dân trong tiêu thụ sản phẩm.

Ảnh tác giả

NUTRIMART SẼ ƯU TIÊN CHO HÀNG VIỆT

Để đưa hàng hóa lên các quầy kệ trong siêu thị hoặc xuất khẩu, thì việc tăng cường sơ chế, chế biến là không thể chậm trễ

Bà Nguyễn Thị Diễm Hằng, Chủ tịch HĐQT Nutrimart

Chủ tịch HĐQT Nutrimart cũng cho biết thêm vừa đăng ký 200m2 sàn kinh doanh ở khu vực miễn thuế tại cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn để phục vụ nhu cầu tìm hiểu hàng mẫu, mua thử của các doanh nhân Trung Quốc sau khi tình hình dịch bệnh được cải thiện.

Tạo hành lang nông sản an toàn trên cả nước

Đặt ra những yêu cầu làm sao để người tiêu dùng được thụ hưởng những sản phẩm chất lượng, người sản xuất được hưởng thành quả xứng đáng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Trần Thanh Nam nhấn mạnh, cần xây dựng chương trình kết nối nông sản an toàn vụ đông tới các trang trại, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp cung cấp thực phẩm cho các khu công nghiệp.

Thứ trưởng Trần Thành Nam phát biểu tại đầu cầu Thừa Thiên Huế

Thứ trưởng Trần Thành Nam phát biểu tại đầu cầu Thừa Thiên Huế

“Cung ứng nông sản vẫn phải đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch. Tôi đề nghị chúng ta nên lưu ý kết nối doanh nghiệp cung ứng thực phẩm. Nhu cầu về nguồn thực phẩm rất lớn. Ở đây còn có các doanh nghiệp logistics nhiệt tình tham gia. Đề nghị các doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ nông sản nên liên hệ với các đơn vị như Co.op Mart, Nutrimart, Big C… để trao đổi thông tin”, ông Nam nói.

“Sắp tới, Bộ NN&PTNT sẽ xây dựng chương trình với các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Chúng ta cần tạo ra hành lang nông sản an toàn trên cả nước và mở rộng ra nước ngoài”, Thứ trưởng Nam kết luận.

Tin liên quan

Đọc tiếp