Rau quả Việt trên con đường 'xuất ngoại' đầy triển vọng

xuất nhập khẩu asean
13:24 - 18/07/2021
Rau quả Việt trên con đường “xuất ngoại” đầy triển vọng . Ảnh TTXVN
Rau quả Việt trên con đường “xuất ngoại” đầy triển vọng . Ảnh TTXVN
Con đường “xuất ngoại” của rau quả Việt Nam sang các thị trường lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Nga, Australia… đang ngày càng mở rộng.

Xuất khẩu rau quả Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021 ghi nhận tín hiệu tích cực.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tính chung trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu rau quả đạt trên 2.063 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu rau quả 6 tháng đầu năm đạt 686 triệu USD, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, ngành hàng rau quả xuất siêu 1,3 tỷ USD trong nửa đầu năm nay.

Kim ngạch xuất khẩu rau quả vào thị trường tiềm năng trong 6 tháng đầu năm 2021. (Nguồn số liệu: Bộ Công Thương)

Kim ngạch xuất khẩu rau quả vào thị trường tiềm năng trong 6 tháng đầu năm 2021.

(Nguồn số liệu: Bộ Công Thương)

Dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng chủng loại hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu tới các châu lục vẫn giữ được đà tăng trưởng tốt.

Các con số được ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2021 về trị giá xuất khẩu hàng rau quả sang các thị trường như sau: Khu vực châu Á vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 1,67 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 82,4% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả. Tiếp theo là thị trường châu Âu đạt 152 triệu USD, tăng 22,6%; châu Mỹ đạt 133,1 triệu USD, tăng 40,6%...

Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản đều là những thị trường tiềm năng được ghi nhận có mức tăng trưởng tốt. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ đạt mức tăng trưởng cao nhất còn Trung Quốc vẫn là thị trường chủ lực với tỷ lệ 59,79%.

Triển vọng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong nửa cuối năm 2021 có nhiều thuận lợi, điều này được Bộ Công Thương sớm nhận định với những điều kiện thực tế như: Mùa nhãn lồng mới bắt đầu ở Việt Nam và lô nhãn lồng Sơn La đầu tiên đã xuất khẩu tới Hà Lan.

Lô nhãn lồng Sơn La đầu tiên đã được phân phối ngay sau khi thông quan cho một số cửa hàng thực phẩm châu Á tại các nước Hà Lan, Bỉ, Pháp và Anh.

Hội nghị xúc tiến đẩy mạnh chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nhãn Sơn La. Ảnh: Đức Tuấn

Hội nghị xúc tiến đẩy mạnh chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nhãn Sơn La. Ảnh: Đức Tuấn

Tại thị trường Úc, quả nhãn tươi Việt Nam có ưu thế khi có thể cung cấp quanh năm. Trước đây, Australia nhập khẩu nhãn từ Thái Lan, nhưng đang có xu hướng chuyển dịch sang Việt Nam do giá cạnh tranh hơn, chất lượng được cải thiện nhiều. Mặc dù có nhiều thuận lợi để tăng trưởng, nhưng hàng rau quả cũng đối mặt với nhiều khó khăn.

Cụ thể là thị trường Trung Quốc, thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, mỗi khi tình trạng lũ lụt sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển và tiêu thụ mặt hàng. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu container rỗng khiến cước phí vận chuyển tăng cao, làm giảm khả năng cạnh tranh hàng rau quả của Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu.

Đó là những lợi thế đưa rau quả Việt tiến xa hơn trên con đường “xuất ngoại” và đóng góp vào một trong hai động lực lớn của nền kinh tế Việt Nam đó là công nghiệp và xuất nhập khẩu, nhất là trong thời gian dịch bệnh COVID-19 còn nhiều diễn biến phức tạp.

Đọc tiếp