Tỷ phú Jeff Bezos lần đầu tiên đầu tư vào thương mại điện tử của Đông Nam Á

Doanh Nhân Việt nAM
12:07 - 08/10/2021
Tỷ phú Jeff Bezos lần đầu tiên đầu tư vào thương mại điện tử của Đông Nam Á
0:00 / 0:00
0:00
Ông Jeff Bezos đầu tư cho vòng tài trợ vốn Series B trị giá 87 triệu USD của Ula, đánh dấu khoản vốn đầu tư đầu tiên tỷ phú này vào thương mại điện tử tại Đông Nam Á.

Trong một tuyên bố hôm 04/10, thông tin từ Công ty khởi nghiệp Ula của Indonesia thể hiện, đã nâng số tiền huy động lên 87 triệu USD trong vòng tài trợ Series B do Prosus Ventures, Tencent và B Capital đồng dẫn đầu. Tỉ phú Jeff Bezos, nhà sáng lập của Amazon cũng tham gia đầu tư ở vòng huy động này.

Công ty khởi nghiệp thương mại điện tử Indonesia Ula, đã huy động được hơn 30 triệu USD trước đó và thu hút nhiều nhà đầu tư có tên tuổi kể từ khi ra mắt vào năm ngoái. Và tại vòng đầu tư này, Ula, công ty vận hành nền tảng thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, đã nhận được sự quan tâm từ ông chủ của Amazon, Jeff Bezos.

Người sáng lập Amazon đầu tư vào vòng huy động mới của công ty khởi nghiệp 1,5 tuổi thông qua văn phòng gia đình của mình, Bezos Expeditions. Động thái của Bezos nằm trong bối cảnh Amazon gần như chưa có sự đầu tư nào vào hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á.

“Ula ra mắt vào năm 2020, với một sứ mệnh duy nhất là trao quyền cho các nhà bán lẻ nhỏ ở các quốc gia lân cận bằng công nghệ để gia tăng thu nhập. Chúng tôi cung cấp các giải pháp dài hạn để giải quyết các vấn đề cơ bản của các nhà bán lẻ truyền thống bằng cách đầu tư vào công nghệ, chuỗi cung ứng và cung cấp tín dụng hỗ trợ dữ liệu”, Nipun Mehra, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Ula, cho biết.

“Các nhà đầu tư mới với kinh nghiệm toàn cầu và chia sẻ tư duy lâu dài này của công ty. Chúng tôi rất biết ơn vì họ đã tin tưởng vào sứ mệnh của Ula và hy vọng sẽ học hỏi kinh nghiệm của họ trong việc hình dung lại lĩnh vực bán lẻ ở các thị trường mới nổi khác”, ông nói thêm.

Ula giúp các nhà bán lẻ nhỏ giải quyết tình trạng kém hiệu quả mà họ phải đối mặt trong chuỗi cung ứng, hàng tồn kho và vốn lưu động. Công ty hoạt động trên một thị trường thương mại điện tử bán buôn để giúp các chủ cửa hàng chỉ dự trữ hàng tồn kho cần thiết và cũng cấp vốn lưu động cho họ.

Công ty khởi nghiệp được thành lập bởi Nipun Mehra (cựu giám đốc điều hành của Flipkart ở Ấn Độ và là đối tác cũ của Sequoia Capital India), Alan Wong (cựu nhân viên Amazon), Derry Sakti (người giám sát hoạt động của gã khổng lồ hàng tiêu dùng P&G tại Indonesia) và Riky Tenggara (từng làm việc cho Lazada và aCommerce)./.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.