Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 31, xem xét nhiều dự án luật

Luật QUỐC HỘI
09:26 - 14/03/2024
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: CTTĐT Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: CTTĐT Quốc hội
0:00 / 0:00
0:00
Phiên họp cũng sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong ngày 18/3, với hai nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính và ngoại giao.

Sáng 14/3, Phiên họp thứ 31 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) chính thức khai mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Phiên họp diễn ra trong 3,5 ngày. UBTVQH sẽ xem xét các dự án: Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi; Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi)… Cùng với đó, UBTVQH sẽ xem xét báo cáo công tác dân nguyện và vấn đề nhân sự.

Một nội dung quan trọng trong phiên họp này là UBTVQH sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong ngày 18/3, với hai nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính và ngoại giao. Trong lĩnh vực tài chính, trách nhiệm trả lời chính thuộc về Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc; trong lĩnh vực ngoại giao, trách nhiệm trả lời chính thuộc về Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Hai Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Lê Minh Khái cùng các bộ trưởng, trưởng ngành cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trước phiên họp lần này, 9 dự án luật dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 7 cũng được UBTVQH cho ý kiến, xem xét tại phiên họp tháng 2. Tiến độ chuẩn bị các dự án luật của Chính phủ, của UBTVQH, các cơ quan, tổ chức hữu quan tích cực và sớm hơn. Với quy trình làm việc kỹ lưỡng, nhiều vòng, các dự thảo luật đã hoàn thiện thêm một bước rất cơ bản so với khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên UBTVQH dành thời gian nghiên cứu, cho ý kiến đóng góp giúp các dự án luật đạt chất lượng tốt nhất, nhất là một số dự án luật có những nội dung khó và có ý kiến khác nhau.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.