Việt Nam cần làm gì để giải quyết tình trạng “chưa giàu đã già”?

Dân số Việt nAM
22:12 - 14/10/2021
Việt Nam đối mặt với tình trạng “chưa giàu đã già”
Việt Nam đối mặt với tình trạng “chưa giàu đã già”
0:00 / 0:00
0:00
Tăng trưởng dài hạn của Việt N sẽ giảm đi 0,9 điểm phần trăm trong giai đoạn 2020 - 2050 so với 15 năm qua, chủ yếu do tình trạng già hóa dân số.

Theo bà Elena Glinskaya, chuyên gia kinh tế trưởng về lĩnh vực an sinh xã hội của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam là một quốc gia trẻ đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh nhất thế giới.

Dân số Việt Nam “già trước khi giàu”

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam mới chỉ đạt 40% mức trung bình toàn cầu và còn một quãng đường dài mới bắt kịp được các quốc gia phát triển khác trong khu vực để đạt được mức thu nhập trung bình cao vào năm 2035.

Tốc độ già hóa dân số nhanh cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ có ít thời gian để điều chỉnh chính sách cho phù hợp với tình trạng này hơn những nền kinh tế phát triển trước đây. So với các quốc gia đã từng trải qua tình trạng tương tự, thì cả trình độ phát triển kinh tế lẫn thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đều thấp hơn.

Quá trình chuyển đổi nhân khẩu học của Việt Nam có nhiều điểm không giống với các quốc gia khác trên thế giới. Sự chuyển đổi từ tỷ lệ sinh và chết cao sang tỷ lệ sinh và chết thấp cho thấy một đất nước đi từ thời kỳ đầu công nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, thì Việt Nam gặp tình trạng chuyển đổi ở giai đoạn phát triển kinh tế sớm hơn và ở mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với các nước khác.

Các chỉ số nhân khẩu học quan trọng. Nguồn: Nghiên cứu Việt Nam: thích ứng với xã hội già hóa
Các chỉ số nhân khẩu học quan trọng. Nguồn: Nghiên cứu Việt Nam: thích ứng với xã hội già hóa

Việt Nam có một cơ cấu dân số trẻ với độ tuổi trung bình là 26 và nhóm tuổi đông nhất là 20 - 34 tuổi. Tỷ lệ người trẻ phụ thuộc bắt đầu giảm đi từ những năm 70 đã làm tiền đề cho sự tăng nhanh của nhóm dân số trong độ tuổi lao động và giảm tỷ lệ dân số phụ thuộc nói chung.

“Cửa sổ cơ hội” nhân khẩu học sẽ tiếp tục rộng mở cho đến năm 2042 nhưng tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đã đạt mức đỉnh từ năm 2014 và dự kiến sẽ giảm xuống trong những thập kỷ tới. Quá trình già hóa dân số đã bắt đầu ngay từ bây giờ và được dự kiến sẽ tăng tốc trong thời gian tới.

Số người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) đạt 6,31 triệu người (6,7% dân số) tính đến năm 2014, theo kịch bản mức sinh trung bình dự đoán, đến năm 2049, số người cao tuổi sẽ tăng mạnh lên 19,6 triệu người, cao hơn gấp ba lần so với năm 2014 và sẽ chiếm khoảng 18,1% dân số.

Trong 30 năm qua, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng đầy thuyết phục phần lớn dựa vào lực lượng lao động trẻ dồi dào. Ước tính lực lượng này đóng góp 1/3 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1985 – 2018. Nhưng Việt Nam cũng đang đứng trước ngã rẽ quan trọng khi "cửa sổ cơ hội” về nhân khẩu học bắt đầu khép lại.

Thu nhập bình quân tại thời điểm đạt mức đỉnh về tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động (theo sức mua tương đương; tính trên % thu nhập bình quân của Mỹ theo mỗi năm). Nguồn: Nghiên cứu Việt Nam: thích ứng với xã hội già hóa
Thu nhập bình quân tại thời điểm đạt mức đỉnh về tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động (theo sức mua tương đương; tính trên % thu nhập bình quân của Mỹ theo mỗi năm). Nguồn: Nghiên cứu Việt Nam: thích ứng với xã hội già hóa

Theo World Bank, đây là hệ quả của tốc độ già hóa dân số tăng nhanh, dân số trong độ tuổi lao động đã bắt đầu giảm kể từ năm 2014 và xu hướng này dự kiến ​​sẽ tiếp tục cho đến năm 2042. Trong chưa đầy 20 năm tới, những người này sẽ rời khỏi thị trường lao động. Nếu tiếp tục mô hình cũ, thì kinh tế Việt Nam sẽ đi về đâu?

“Làm ngay bây giờ hoặc không bao giờ”

Mô hình tăng trưởng dài hạn của World Bank dự báo rằng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam sẽ giảm đi 0,9 điểm phần trăm trong giai đoạn 2020 - 2050 so với 15 năm qua, chủ yếu do tình trạng già hóa dân số.

“Già đi trước khi trở nên giàu có” nghĩa là Việt Nam sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức cần giải quyết thông qua các nỗ lực cải cách lớn. Những nỗ lực cải cách này phải đặt mục tiêu tận dụng lợi thế của “cửa sổ cơ hội”, đồng thời giảm thiểu tác động cản trở về nhân khẩu học đối với tăng trưởng và thách thức về chi phí tài chính của sự già hóa.

“Già đi trước khi trở nên giàu có” nghĩa là Việt Nam sẽ phải đối mặt với một loạt các thách thức cần giải quyết thông qua các nỗ lực cải cách lớn. Ảnh: Internet

“Già đi trước khi trở nên giàu có” nghĩa là Việt Nam sẽ phải đối mặt với một loạt các thách thức cần giải quyết thông qua các nỗ lực cải cách lớn. Ảnh: Internet

Theo World Bank, nếu có những chính sách đúng đắn, Việt Nam vẫn có thể phát triển mạnh về kinh tế và xã hội trong giai đoạn chuyển đổi nhân khẩu học quan trọng này.

Các cải cách chính được khuyến nghị bao gồm xây dựng thị trường lao động thúc đẩy tăng năng suất và kéo dài thời gian làm việc, đầu tư vào vốn con người trong suốt vòng đời, mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội đồng thời đảm bảo tính bền vững của hệ thống và phát triển một hệ thống chăm sóc dài hạn có hiệu quả.

Ảnh tác giả

"Kể từ khi trở thành quốc gia siêu già vào năm 1960, Nhật Bản đã trải qua nhiều hệ lụy khác nhau của quá trình già hóa, đặc biệt là những tác động liên quan đến việc điều chỉnh các chương trình bảo trợ xã hội và thúc đẩy chăm sóc tại cộng đồng. Đã có nhiều thành công nhưng cũng không ít kinh nghiệm cay đắng. Chúng tôi hy vọng những bài học chia sẻ này sẽ hữu ích để giúp Việt Nam không chỉ ứng phó được với tình trạng thay đổi nhân khẩu học mà còn thu được lợi ích từ đó."

Shimizu Akira

Trưởng đại diện JICA Việt Nam

Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản - JICA Việt Nam và The World Bank đã đưa ra một số khuyến nghị với Việt Nam trong bản nghiên cứu “Việt Nam thích ứng với xã hội già hóa”.

Thứ nhất, Việt Nam cần tận dụng các lợi tức nhân khẩu học nhằm mang lại những tác động sâu sắc đối với kinh tế vĩ mô trong trung và dài hạn.

Thứ hai, cải thiện năng suất lao động, quản lý tài chính công và cung cấp dịch vụ công nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực tiềm ẩn gắn liền với vấn đề già hóa dân số.

Thứ ba, cần đầu tư nhiều hơn cho nguồn nhân lực, chính sách hỗ trợ, và môi trường pháp lý khi năng suất lao động tăng.

Thứ tư, cải cách kịp thời để tác động của già hóa dân số không gây ảnh hưởng tới cả thu - chi tài khóa và gây sức ép lên tài chính công.

Thứ năm, Việt Nam cần tăng cường nỗ lực cải thiện dịch vụ công trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng với tốc độ già hóa nhanh chóng và mức thu nhập tương đối thấp như hiện nay./.

Tin liên quan

Đọc tiếp