Việt Nam cần một thương hiệu vận tải biển quốc tế

Chuỗi cung ứng toàn cầu đang đối mặt với những cuộc khủng hoảng lớn như thiếu hụt trầm trọng container, tắc nghẽn vận tải biển…Lãnh đạo Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam cho rằng phải nghĩ về việc xây dựng một thương hiệu vận tải biển quốc gia có tầm thế giới

Việt Nam cần một thương hiệu vận tải biển quốc tế

Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2021 ngày 14/12, chia sẻ về vấn đề giá cước vận tải biển, ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho biết, từ tháng 5 cho đến tháng 12 năm ngoái, giá cước container sang bờ Đông, bờ Tây nước Mỹ chỉ khoảng 3.500-4.000 USD/container. Tuy nhiên đến nay, có những thời điểm giá cước đã tăng lên 15.000, thậm chí lên tới 18.000 USD/container.

Ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.
Ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

Cước vận tải biển liên tục tăng “phi mã”, hàng loạt phụ phí từ các hãng nước ngoài

Ông Lê Quang Trung cho biết, khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp logistics đang gặp phải đó là đối phó với sự gián đoạn trong chuỗi cung cấp dịch vụ để duy trì hoạt động liên tục, sự tăng giá “phi mã” của cước vận tải biển cũng như sự thiếu hụt, mất cân bằng về nguồn container trên toàn thế giới.

Giá vận chuyển container trên một số tuyến hàng hải chính đều tăng trên 100%, có nơi trên 200%. Với 80% lưu lượng hàng hóa trên toàn thế giới được vận chuyển bằng đường biển, thì sự phi mã của giá này đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế cũng như các hoạt động của ngành logistics.

Một trong những yếu tố khiến giá cước vận tải biển tăng mạnh là giá thuê định hạn tàu container leo thang, thậm chí đến mức hàng trăm ngàn USD/ngày. Ngoài chi phí thuê tàu, phụ phí cũng đang là một vấn đề nhức nhối đối với ngành logistics Việt Nam.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, các hãng tàu nước ngoài thu rất nhiều loại phụ phí ngoài giá cước đối với chủ hàng xuất khẩu Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ tháng 11/2020, hầu hết các hãng tàu đều thông báo tăng giá cước vận chuyển hàng container, trong khi doanh nghiệp vẫn rất khó hoặc không thể đặt được container/chặng tàu cho nhiều chặng quan trọng.

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hiện phải chịu gánh hơn 10 loại phí đối với một container hàng xuất khẩu như: Phí chứng từ, phí xếp dỡ, phí vệ sinh container, phí cân bằng container, phí khai trọng lượng; vấn đề tỉ giá áp tùy tiện… rất nặng nề và phiền toái.

“Có thể nói, chi phí logistics đang tác động tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp", ông Lê Quang Trung thừa nhận.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu container rỗng để đóng hàng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tình hình này đã bắt đầu từ cuối năm 2020 và kéo dài đến tháng 6/2021 vẫn chưa được cải thiện.

Tình trạng tàu chậm lịch trình khởi hành xảy ra thường xuyên đối với tất cả các tuyến…

Với hàng loạt các chi phí tăng và phát sinh như trên, giá cước vận tải đã khiến tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu giảm, thậm chí khiến một số doanh nghiệp phá sản hoặc không thể xuất hàng khi giá cước chiếm tỷ trọng quá cao trong giá vốn.

Các chủ hàng Việt Nam có quy mô nhỏ, nhu cầu theo thời vụ nên không có kế hoạch ký kết hợp đồng vận tải dài hạn, dẫn đến gặp nhiều rủi ro khi thị trường vận tải biến động.

Chuyện giá cước tăng “phi mã” cùng với những phụ phí cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, cũng như làm giảm tính cạnh tranh của đơn vị xuất nhập khẩu Việt Nam trên trường thế giới.

Ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Tăng tính kết nối giữa các hệ sinh thái hàng hải

Phó Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Lê Quang Trung đề xuất cho rằng phải thực hiện các biện pháp về tăng tính kết nối.

Ông Trung nhận định: “Đây là vấn đề đã được đề cập nhiều. Nhưng chúng ta phải hiện thực hoá nó từ chính sách, giải pháp cho đến các công tác triển khai cụ thể. Chúng ta rất cần sự đảm bảo về tính kết nối giữa các hệ sinh thái hàng hải như cảng biển, logistics, vận tải biển. Sự kết nối cần được nhấn mạnh với các trung tâm kinh tế biển, hoặc các khu công nghiệp. Vấn đề này chúng ta chỉ mới nói ở cấp địa phương nhưng ở góc độ quốc gia thì chưa có”.

Giải pháp tiếp đến mà ông Trung đưa ra là đề xuất liên quan đến kết nối hạ tầng giao thông, chính sách. Theo đó, ông cho rằng cần có sự phát triển giữa cảng biển khai thác đơn lẻ với một mô hình khai thác hạ tầng dùng chung giữa các đơn vị.

Ngoài việc tăng tính kết nối về hạ tầng, ông Trung cũng đề xuất tăng tính kết nối về mặt công nghệ thông tin trong logistics, với phương pháp áp dụng những công nghệ quản trị tiên tiến. Điều này giúp cải thiện được sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và các chủ thể tham gia vào chuỗi cung ứng logistics. Nhất là trong bối cảnh đại dịch, việc phát triển kết nối công nghệ thông tin giúp hạn chế tối đa sự tiếp xúc trực tiếp giữa các chủ thể.

Theo ông Trung, hàng vận chuyển container của các hãng tàu Việt Nam mới chạy các tuyến ngắn, tuyến nội địa. Nguồn: Internet.
Theo ông Trung, hàng vận chuyển container của các hãng tàu Việt Nam mới chạy các tuyến ngắn, tuyến nội địa. Nguồn: Internet.

Cần một thương hiệu vận tải biển quốc gia

Bàn về giải pháp căn cơ nhất tháo gỡ cho ngành logistics Việt Nam, ông Lê Quang Trung cho rằng: “Việt Nam hiện nay rất cần một thương hiệu vận tải biển quốc gia mang tầm thế giới đích thực mà hiện nay chúng ta chưa có".

Trên thực tế, hàng vận chuyển container của các hãng tàu Việt Nam mới chạy các tuyến ngắn, tuyến nội địa, còn các tuyến dài hơn kết nối sang châu Âu, châu Mỹ vẫn chưa có, bởi những chi phí, suất đầu tư rất tốn kém.

Ảnh tác giả

“Chủ trương đầu tư đội tàu mà tôi kiến nghị là phát triển các tuyến container vận chuyển quốc tế. Cụ thể là chúng ta bắt đầu xây dựng từ các tuyến ngắn, nội địa sang các tuyến dài hơi hơn. Khi đó, hãng tàu Việt Nam sẽ chở hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam mà không bị phụ thuộc bởi nước ngoài"

Ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Vấn đề này cần được giải quyết bởi sự chung tay mạnh mẽ, một cam kết dài hạn từ chủ hàng, các nhà xuất nhập khẩu. Theo ông Trung, nếu làm được điều này thì đây sẽ là giải pháp căn cơ giải quyết được rủi ro từ việc không xoay xở được khi giá cước vận tải biển quá cao, không thể điều tiết được của thị trường logistics Việt Nam.

“Chủ trương đầu tư đội tàu mà tôi kiến nghị là phát triển các tuyến container vận chuyển quốc tế. Cụ thể là chúng ta bắt đầu xây dựng từ các tuyến ngắn, nội địa sang các tuyến dài hơi hơn. Khi đó, hãng tàu Việt Nam sẽ chở hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam mà không bị phụ thuộc bởi nước ngoài", ông nói thêm.

Một gợi ý nữa được ông Trung đưa ra tại hội nghị, đó là các doanh nghiệp logistics Việt Nam có thể thay đổi cách thuê tàu để cắt giảm chi phí vận tải. Các chủ hàng, các nhà cung cấp dịch vụ logistics có thể cam kết sản lượng và phối hợp với các nhà xuất nhập khẩu nước ngoài để trực tiếp thuê tàu của họ, mà không bị phụ thuộc vào những hãng tàu nước ngoài với mức giá cao.

Những đề xuất giải pháp nêu trên theo ông Trung chính là “hướng đi mới” cho ngành logistics tại Việt Nam. Qua đó, ông bày tỏ mong muốn những đề xuất này sẽ gợi ra những ý tưởng mới cho Ban tổ chức Diễn đàn, cụ thể là Bộ Công Thương, cũng như Chính phủ để có thể tạo điều kiện, giúp cho ngành logistics Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Doanh nghiệp nỗ lực đưa Việt Nam thành trung tâm logistics của khu vực và quốc tế

Doanh nghiệp nỗ lực đưa Việt Nam thành trung tâm logistics của khu vực và quốc tế

Chia sẻ tại cuộc gặp mặt với Thường trực Chính phủ, đại diện doanh nghiệp, hiệp hội bày tỏ quyết tâm nỗ lực, phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa để cùng nhau xây dựng đất nước tự chủ và hùng cường. Thành công của doanh nhân, doanh nghiệp cũng là thành công của đất nước.
Hơn 380 doanh nghiệp tham gia triển lãm về máy móc, thiết bị dệt may và da giày

Hơn 380 doanh nghiệp tham gia triển lãm về máy móc, thiết bị dệt may và da giày

Ngày 25/9, Triển lãm quốc tế về máy móc thiết bị công nghiệp ngành dệt và may Việt Nam – VTG 2024 chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, số 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP HCM.
Không 'bó cứng' quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng

Không 'bó cứng' quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, mặc dù là quy hoạch chi tiết nhưng không quy hoạch "bó cứng", cần bảo đảm tính tổng thể, tầm nhìn làm tiền đề cụ thể hóa trong quy hoạch vùng đất, vùng nước cảng biển.
Thủ tướng kiểm tra, khảo sát một số dự án trọng điểm của TP Đà Nẵng

Thủ tướng kiểm tra, khảo sát một số dự án trọng điểm của TP Đà Nẵng

Trong chương trình công tác tại Đà Nẵng, sáng 1/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi khảo sát một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố.
Cảng Chu Lai mở thêm các tuyến hàng hải mới

Cảng Chu Lai mở thêm các tuyến hàng hải mới

Cảng Chu Lai vừa mở thêm tuyến dịch vụ mới, kết nối trực tiếp đến các cảng lớn tại Ấn Độ, Trung Quốc và các nước khác trong khu vực châu Á.
Sầu riêng xuất khẩu chính ngạch qua cảng Chu Lai tăng mạnh

Sầu riêng xuất khẩu chính ngạch qua cảng Chu Lai tăng mạnh

Nhận thấy tiềm năng lớn từ thị trường, Thilogi tăng cường dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc thông qua cảng biển quốc tế Chu Lai.
Phê duyệt đề án thí điểm cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Phê duyệt đề án thí điểm cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Dự án thí điểm cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn không chỉ giảm tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu mà còn giảm chi phí vận chuyển, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Hải Dương đồng ý chủ trương đầu tư trung tâm logistics hơn 1.400 tỷ đồng tại Kinh Môn

Hải Dương đồng ý chủ trương đầu tư trung tâm logistics hơn 1.400 tỷ đồng tại Kinh Môn

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương vừa đồng ý chủ trương đầu tư, triển khai thực hiện Dự án Trung tâm dịch vụ logistics, cảng xăng dầu và hàng hoá, kho xăng dầu, khu dịch vụ thương mại rộng gần 35 ha tại thị xã Kinh Môn, với tổng vốn đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng.
Thilogi tăng sức cạnh tranh bằng chuỗi dịch vụ logistics trọn gói

Thilogi tăng sức cạnh tranh bằng chuỗi dịch vụ logistics trọn gói

Với chuỗi dịch vụ logistics mang tính tích hợp cao, Thilogi đã khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh địa phương, góp phần phát triển lĩnh vực giao nhận - vận chuyển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Nam.
Hai “ông lớn” hợp tác nâng cao năng lực vận tải biển và logistics Việt Nam

Hai “ông lớn” hợp tác nâng cao năng lực vận tải biển và logistics Việt Nam

Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đạt được thỏa thuận hợp tác toàn diện trong lĩnh vực vận tải biển và logistics tại Việt Nam.
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế logistics Việt Nam tại TP HCM

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế logistics Việt Nam tại TP HCM

Triển lãm quốc tế logistics Việt Nam 2024 (VILOG 2024) sẽ diễn ra từ ngày 1-3/8 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP HCM.
SPX Express xây dựng trung tâm phân loại 30 triệu USD tại Bình Dương

SPX Express xây dựng trung tâm phân loại 30 triệu USD tại Bình Dương

Sau khi hoàn thành, cơ sở mới tại Bình Dương sẽ là trung tâm phân loại tự động lớn nhất của SPX Express ở khu vực phía Nam.
Đề xuất chi 2.300 tỷ đồng nâng cấp các ga đầu mối và ga liên vận quốc tế

Đề xuất chi 2.300 tỷ đồng nâng cấp các ga đầu mối và ga liên vận quốc tế

Cục Đường sắt Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ GTVT về giải pháp khắc phục các điểm xung yếu trên toàn mạng lưới đường sắt quốc gia.
Bộ Công Thương đề xuất FIATA hỗ trợ gỡ khó về cước vận tải biển

Bộ Công Thương đề xuất FIATA hỗ trợ gỡ khó về cước vận tải biển

Từ đầu năm 2024 đến nay, tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc tại một số cảng châu Á và thiếu container rỗng đã có tác động, ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Phát triển logistics xanh, thích ứng nhanh là xu hướng tất yếu

Phát triển logistics xanh, thích ứng nhanh là xu hướng tất yếu

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là yêu cầu tất yếu, không thể đảo ngược và là xu thế chung toàn cầu trong giai đoạn hiện nay. Với ngành logistics, xanh hóa không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp.
Lập liên doanh khai thác bến container số 3, 4 Lạch Huyện

Lập liên doanh khai thác bến container số 3, 4 Lạch Huyện

Liên danh bao gồm Cảng Hải Phòng (thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - VIMC) và công ty Terminal Investment Limited (TIL), công ty con về cảng container của MSC - hãng vận tải biển Mediterranean Shipping Company S.A.
Cảng Chu Lai: Điểm sáng logistics khu vực miền Trung, Tây Nguyên

Cảng Chu Lai: Điểm sáng logistics khu vực miền Trung, Tây Nguyên

Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, cảng Chu Lai đã khẳng định được vị thế là cảng thương mại lớn của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, đồng thời góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam.
Thaco vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng tại cảng Chu Lai

Thaco vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng tại cảng Chu Lai

Thaco Industries và Doosan Vina phối hợp sản xuất, cung ứng trọn gói từ khâu thiết kế, chế tạo, lắp ráp đến chuyển giao kỹ thuật vận hành hệ thống cẩu giàn STS và cẩu khung eRTG chuyên dụng cho lĩnh vực logistics.
HSBC cung cấp tín dụng liên kết bền vững đầu tiên cho Gemadept

HSBC cung cấp tín dụng liên kết bền vững đầu tiên cho Gemadept

Khoản tín dụng liên kết bền vững đầu tiên mà HSBC thu xếp thành công cho một doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực khai thác cảng và logistics tái khẳng định vai trò và nỗ lực của ngân hàng này trong việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt phát triển bền vững.
Tạo động lực đột phá phát triển logistics vùng Đồng bằng sông Hồng

Tạo động lực đột phá phát triển logistics vùng Đồng bằng sông Hồng

Vùng Đồng bằng sông Hồng là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho ngành logistics phát triển. Đây được coi là cầu nối quan trọng, cửa ngõ phía Bắc Việt Nam và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại, giao lưu văn hóa quốc tế.
Thanh Hóa: Đề xuất điều chỉnh mở rộng bến cảng khu Bắc Nghi Sơn

Thanh Hóa: Đề xuất điều chỉnh mở rộng bến cảng khu Bắc Nghi Sơn

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) liên quan tới việc điều chỉnh quy hoạch khu bến cảng Bắc Nghi Sơn mở rộng thuộc quy hoạch chi tiết cảng biển Thanh Hóa.
VILOG 2024: Logistics xanh là nền tảng cho phát triển bền vững

VILOG 2024: Logistics xanh là nền tảng cho phát triển bền vững

Chiều 14/5, tại Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Công ty Vinexad phối hợp cùng VLA tổ chức toạ đàm giới thiệu Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam 2024 (VILOG 2024), với chủ đề "Logistics xanh - nền tảng phát triển bền vững".
Geleximco đề xuất xây cảng biển hơn 50.000 tỷ đồng ở Cái Mép Hạ

Geleximco đề xuất xây cảng biển hơn 50.000 tỷ đồng ở Cái Mép Hạ

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà liên quan đến đề xuất thực hiện dự án Đầu tư xây dựng cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ của liên danh nhà đầu tư TCT SCIC - Geleximco & ITC.
Đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng xây bến cảng Long Sơn Mỹ Xuân tại Vũng Tàu

Đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng xây bến cảng Long Sơn Mỹ Xuân tại Vũng Tàu

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu ý kiến về hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư cho Dự án bến cảng tổng hợp Long Sơn Mỹ Xuân, đặt tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Cho phép Cảng quốc tế Cái Mép tiếp nhận siêu tàu container

Cho phép Cảng quốc tế Cái Mép tiếp nhận siêu tàu container

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản thống nhất chủ trương cho cảng container quốc tế Cái Mép (CMIT) do Công ty TNHH Cảng quốc tế Cái Mép làm chủ đầu tư chính thức tiếp nhận tàu container có trọng tải đến 214.121 DWT giảm tải.
Nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

Nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan.
Huế khởi công bến số 4 và 5 cảng Vsico Chân Mây

Huế khởi công bến số 4 và 5 cảng Vsico Chân Mây

Ngày 6/4 tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, CTCP Hàng hải Vsico đã tổ chức lễ khởi công bến tổng hợp container số 4 và 5 cảng Vsico Chân Mây.
Hải Dương đẩy mạnh vận tải hàng hóa bằng đường sắt liên vận tại ga Cao Xá

Hải Dương đẩy mạnh vận tải hàng hóa bằng đường sắt liên vận tại ga Cao Xá

Tại Hải Dương, ga Cao Xá đã được Bộ Giao thông vận tải thống nhất chủ trương nâng cấp thành ga liên vận quốc tế, được đầu tư thêm các đường xếp dỡ và bãi hàng hóa. Đây sẽ là nơi tập kết và phân phối hàng hóa xuất nhập khẩu đi các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Sớm hoàn thiện Đề án xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Sớm hoàn thiện Đề án xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2021 ngày 28/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, TP HCM.
Quảng Trị: Điều chỉnh quy mô dự án logistics tại Khu kinh tế Đông Nam

Quảng Trị: Điều chỉnh quy mô dự án logistics tại Khu kinh tế Đông Nam

Dự án Trung tâm dịch vụ hậu cần và logistics Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị được điều chỉnh về quy mô, diện tích sử dụng đất, tổng vốn đầu tư cũng như tiến độ thực hiện.
Tập đoàn A.P Moller Maersk quan tâm đến các dự án cảng biển xanh tại Việt Nam

Tập đoàn A.P Moller Maersk quan tâm đến các dự án cảng biển xanh tại Việt Nam

Ngày 18/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp ông Keith Svendsen Giám đốc điều hành toàn cầu một công ty đang vận hành 62 cảng container trên toàn thế giới - APM Terminals (Tập đoàn A.P Moller Maersk).
Viettel Post mở rộng dịch vụ, xây dựng 2 trung tâm logistics lớn tại Trung Quốc

Viettel Post mở rộng dịch vụ, xây dựng 2 trung tâm logistics lớn tại Trung Quốc

Hai trung tâm logistics được Viettel Post đầu tư xây dựng nằm tại hai thành phố Nam Ninh và Bằng Tường, giúp tăng cường kết nối, phát triển logistics xuyên biên giới giữa hai nước.
Cục Hàng hải mở bến cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng

Cục Hàng hải mở bến cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng

Cục Hàng hải Việt Nam vừa có Quyết định 226/QĐ-CHHVN công bố mở bến cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT), thuộc khu bến cảng Lạch Huyện để tiếp nhận tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài ra, vào hoạt động.
HAH nêu thách thức của ngành vận tải biển năm 2024

HAH nêu thách thức của ngành vận tải biển năm 2024

Nguồn cung đội tàu dự báo tăng đáng kể trong năm 2024 trong khi những yếu tố ảnh hưởng đến cầu vẫn sẽ tiếp tục tác động.
Selex Motors 'bắt tay' Samsung SDI cung cấp pin xe điện cho Việt Nam và Đông Nam Á

Selex Motors 'bắt tay' Samsung SDI cung cấp pin xe điện cho Việt Nam và Đông Nam Á

Chiều 23/2, tại Hà Nội, Selex Motors đã ký kết biên bản hợp tác chiến lược với Samsung SDI về việc sản xuất pin xe máy điện, trở thành đối tác đầu tiên tại Việt Nam của Samsung SDI.
Khởi hành chuyến tàu liên vận quốc tế đầu năm đưa nông sản sang Trung Quốc

Khởi hành chuyến tàu liên vận quốc tế đầu năm đưa nông sản sang Trung Quốc

Ngày 21/2, tại Ga Sóng Thần, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức Lễ khởi hành chuyến tàu liên vận quốc tế đầu tiên năm Giáp Thìn 2024 vận chuyển hàng nông sản xuất khẩu từ Sóng Thần đến Trịnh Châu (Hà Nam, Trung Quốc).
Xem thêm