Volkswagen hợp tác xây dựng hệ sinh thái pin xe điện tại Indonesia

XE ĐIỆN Indonesia
21:45 - 17/04/2023
Xe điện id buzz của Volkswagen được trưng bày tại Triển lãm ô tô Los Angeles tháng 11/2022. Ảnh: Reuters
Xe điện id buzz của Volkswagen được trưng bày tại Triển lãm ô tô Los Angeles tháng 11/2022. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Nhà sản xuất ô tô Đức Volkswagen sẽ hợp tác cùng Ford, công ty khai thác mỏ Vale và nhà sản xuất khoáng sản Trung Quốc Zhejiang Huayou Cobalt xây dựng hệ sinh thái pin xe điện tại Indonesia, theo thông báo của Bộ trưởng Đầu tư nước này ngày 16/4.

Khi xu hướng điện hóa ngành giao thông vận tải ngày càng được đẩy mạnh trên thế giới, các nhà sản xuất ô tô cũng đang đổ sự chú ý vào Indonesia – quốc gia sở hữu trữ lượng lớn các nguyên liệu thô được sử dụng trong việc sản xuất pin xe điện.

Chiếm tới 40% mức giá của một chiếc xe điện, nhiều công ty nhắm tới nguồn nhiên liệu sản xuất pin của Indonesia với mục tiêu cắt giảm chi phí sản xuất và thu hẹp khoảng cách với Tesla – nhà sản xuất xe điện hàng đầu trên thị trường hiện nay.

Reuters trích dẫn Bộ trưởng Đầu tư Indonesia Bahlil Lahadalia ngày 16/4 cho biết Volkswagen, nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu, sẽ hợp tác với nhiều công ty để xây dựng hệ sinh thái pin xe điện tại quốc gia Đông Nam Á này.

Cụ thể, các công ty đối tác sẽ bao gồm nhà sản xuất ô tô Ford, công ty khai thác mỏ Vale, công ty sản xuất khoảng sản pin của Trung Quốc Zhejiang Huayou Cobalt, công ty khai thác mỏ Eramet của Pháp và một số công ty Indonesia như Merdeka Gold Copper. Các quan hệ đối tác sẽ bao gồm các liên doanh và hợp tác trong việc cung cấp nguyên liệu thô.

Thêm vào đó, theo một tuyên bố riêng biệt được đưa ra bởi văn phòng Tổng thống Indonesia Joko Widodo trong cùng ngày, khoản đầu tư của Volkswagen sẽ được thực hiện bởi đơn vị sản xuất pin PowerCo. Nhìn chung, khoản đầu tư xây dựng hệ sinh thái pin xe điện của Volkswagen tại Indonesia nằm trong kế hoạch đầu tư lớn trị giá 193 tỷ USD trong vòng 5 năm vào các lĩnh vực bao gồm sản xuất pin và tìm nguồn nguyên liệu thô mà công ty thông báo hồi tháng 3 trước đó.

Các tuyên bố này được đưa ra khi ông Bahlil cùng các quan chức Indonesia khác tới tham dự hội chợ công nghiệp Hannover Messe ở Đức và gặp gỡ các công ty lớn của quốc gia này như Volkswagen, BASF hay Eramet.

Ngoài Volkswagen, ông Bahlil cho biết tập đoàn hóa chất khổng lồ BASF cũng đang bày tỏ sự quan tâm đến việc xây dựng một nhà máy sản xuất vật liệu pin với sự hợp tác của Eramet ở tỉnh Maluku phía bắc Indonesia. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 2,6 tỷ USD.

Khi được Reuters liên hệ, BASF không trả lời yêu cầu bình luận. Tuy nhiên hồi tháng 1 đầu năm, công ty cũng từng thông báo rằng các chi tiết liên quan tới kế hoạch đầu tư với Eramet sẽ được công bố sau khi các bên kết thúc đánh giá của mình.

Nhận định về sự quan tâm và đầu tư của các công ty châu Âu, Bộ trưởng Đầu tư Indonesia khẳng định chúng sẽ giúp xoa dịu những lo ngại rằng việc quản lý các mỏ của Indonesia "không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế".

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.