Xanh hóa giao thông với 2.200 chiếc xe buýt nhiên liệu sạch năm 2030

GTVT Phát thải
10:58 - 05/07/2022
Xe buýt xả khói đen tại Hà Nội.
Xe buýt xả khói đen tại Hà Nội.
0:00 / 0:00
0:00
Đặt mục tiêu có 2.200 xe buýt nhiên liệu sạch và đưa tỷ trọng xăng E10 lên 30% vào năm 2030 là kịch bản được ngành GTVT đưa ra nhằm góp phần vào "Đóng góp do quốc gia tự quyết" (NDC) của Việt Nam, hướng tới giảm phát thải khí nhà kính của lĩnh vực này

Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) xác định rằng, thích ứng với biến đổi khí hậu phải gắn với phát triển bền vững. Mối liên hệ rõ ràng cũng được công nhận giữa các yếu tố giảm thiểu và thích ứng của NDC.

Liên quan đến lĩnh vực đường bộ, NDC thừa nhận rằng cả mạng lưới đường bộ quốc gia và địa phương đều có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu.

Trong bản NDC sửa đổi mới nhất, với các nguồn lực trong nước, Việt Nam đã cam kết giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 so với kịch bản phát thải thông thường. Mức đóng góp giảm phát thải khí nhà kính có thể tăng lên đến 27% so với kịch bản phát thải thông thường khi có hỗ trợ quốc tế.

Báo cáo mới nhất được Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố ngày 4/7 cho thấy, tại Việt Nam, ngành giao thông vận tải đóng góp 18% lượng phát thải khí nhà kính liên quan đến năng lượng trong năm 2014, phần lớn là từ vận tải đường bộ.

Trong bối cảnh đó, việc áp dụng phương tiện pha trộn nhiên liệu sinh học và khí đốt tự nhiên cũng như xe điện được coi là một chiến lược quan trọng để giảm phát thải trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Bộ Giao thông vận tải chủ trương thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch cho ngành giao thông vận tải tại Việt Nam nhằm giảm phát thải khí nhà kính và chất gây ô nhiễm không khí. Trên chặng đường đầu tiên, Việt Nam đặt mục tiêu có 623 xe buýt nhiên liệu sạch và sản lượng trung bình hàng năm 145.000 m3 ethanol cho giao thông vận tải vào năm 2030.

Mặc dù kế hoạch này được thiết lập ở cấp Trung ương, nhưng sự thành công của kế hoạch phụ thuộc vào chính quyền các tỉnh, các tỉnh phải xây dựng khuôn khổ quy định để cho phép áp dụng các phương tiện năng lượng sạch và triển khai cơ sở hạ tầng trạm sạc ở các tỉnh tương ứng.

Việt Nam có khoảng 70 triệu phương tiện, chủ yếu là xe hai bánh, chiếm hơn 90% tổng số phương tiện. Hiện tại, xăng E5 chiếm 38% tổng lượng xăng tiêu thụ. Trong các loại phương tiện khác nhau, xe buýt công cộng là phương tiện đầu tiên sử dụng nhiên liệu sạch và xe buýt nhiên liệu sạch chiếm hơn 5% tổng đội xe buýt.

Nguồn: Báo cáo "Đóng góp do Quốc gia tự quyết định" (NDC) của Việt Nam trong giảm thiểu phát thải khí nhà kính lĩnh vực Giao thông vận tải
Nguồn: Báo cáo "Đóng góp do Quốc gia tự quyết định" (NDC) của Việt Nam trong giảm thiểu phát thải khí nhà kính lĩnh vực Giao thông vận tải

So với cam kết NDC, mục tiêu về nhiên liệu sinh học và xe buýt nhiên liệu sạch đã đạt được. Tuy nhiên, cần phải tiếp tục đánh giá tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông vận tải thông qua xem xét khả năng có thể gia tăng việc sử dụng nhiên liệu sinh học cũng như gia tăng quy mô đoàn phương tiện xe buýt nhiên liệu sạch ở Việt Nam, cũng như đề xuất lộ trình cần thiết để hiện thực hóa tiềm năng này.

Đặt mục tiêu 2.200 chiếc xe buýt nhiên liệu sạch vào 2030

Báo cáo đã rà soát quá trình triển khai một số công cụ chính sách bên cung/cầu và đánh giá tác động của chính sách đối với sự gia tăng sử dụng nhiên liệu sinh học và sự gia tăng quy mô đoàn xe buýt nhiên liệu sạch ở Việt Nam. Việc thúc đẩy nhiên liệu sinh học và xe buýt nhiên liệu sạch được đánh giá theo hai kịch bản: kịch bản thông thường và kịch bản thận trọng.

Trong đó, kịch bản thông thường bao gồm tất cả các chính sách và can thiệp đã được ban hành cho đến năm 2014, nhưng không triển khai thêm các chính sách và biện pháp can thiệp sau đó trong suốt giai đoạn 2014 - 2030.

Kịch bản thận trọng đưa ra một số can thiệp chính sách với giá trị khá thận trọng (hầu hết là các chính sách đã được Chính phủ triển khai).

Đối với nhiên liệu sinh học, báo cáo cho thấy tỷ trọng xăng E5 sẽ có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2020 - 2024 và giảm xuống 30% vào năm 2024. Xăng E10 sẽ được sử dụng trong lĩnh vực vận tải đường bộ vào năm 2025. Giả định rằng lượng ethanol sử dụng cho xăng E10 vào năm 2025 sẽ bằng lượng ethanol sử dụng cho xăng E5 vào năm 2024. Tỷ trọng xăng E5 dự kiến là 30% vào năm 2024, vì vậy báo cáo của World Bank cho rằng tỷ trọng xăng E10 sẽ là 15% vào năm 2025. Sau đó, tỷ trọng xăng E10 sẽ dần tăng lên 30% vào năm 2030.

Liên quan đến xe buýt nhiên liệu sạch, World Bank chỉ ra rằng các ưu đãi thuế, trợ giá và sự sẵn có của hệ thống cơ sở hạ tầng trạm nạp là những công cụ quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển quy mô giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực Giao thông vận tải với 163 phương tiện xe buýt nhiên liệu sạch.

Thông qua cơ chế trợ giá và việc mở rộng hệ thống trạm nạp khí nén thiên nhiên (nhiên liệu sạch,) quy mô phương tiện buýt nhiên liệu sạch dự kiến sẽ đạt 2.200 chiếc vào năm 2030.

Về phát thải khí nhà kính, tác động của nhiên liệu sinh học đã được cải thiện so với cam kết của NDC cũng như trong báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới 2019, giảm 1.03% phát thải CO2 so với 0.6% của NDC. Tác động còn đáng kể hơn về lâu dài (sau năm 2030). Như vậy, để đẩy nhanh việc giảm phát thải khí nhà kính, cần phải thúc đẩy xăng E10.

Giải pháp đối với nhiên liệu sinh học

Do nhu cầu về etanol sẽ tăng do việc chuyển từ xăng E5 sang xăng E10 (E10 là xăng pha 10% ethanol giúp làm giảm ô nhiễm môi trường), World Bank cho rằng, các nhà máy sản xuất ethanol hiện nay cần mở rộng quy mô công suất (đối với các nhà máy hoạt động ổn định) hoặc bắt đầu hoạt động lại (đối với các nhà máy hoạt động không liên tục do thua lỗ). Do đó, cần cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các nhà máy ethanol hiện có để mở rộng công suất hoặc tái hoạt động.

Về nguồn cung cấp nguyên liệu để sản xuất ethanol, giai đoạn 2021 - 2025 xác định giữ nguyên các chính sách định hướng hiện có về sản lượng và diện tích trồng sắn (10 - 11 triệu tấn và 500 ha) cũng như các ưu đãi đối với trồng trọt và chế biến sắn theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về “Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” và Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg về “Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp”.

Ngoài ra, báo cáo cũng khuyến nghị cần xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu dành riêng cho các nhà máy sản xuất ethanol trong nước. Cần xây dựng và ban hành các chính sách về nguyên liệu thay thế cho sản xuất ethanol ở Việt Nam.

Về nguồn cung cấp xăng sinh học, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cần đầu tư, mở rộng công suất hệ thống pha chế do việc chuyển từ xăng E5 sang xăng E10. Để khuyến khích các thương nhân đầu mối mở rộng hệ thống phối trộn, cần có các biện pháp khuyến khích như miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị dùng để phối trộn xăng sinh học.

Về tiêu thụ xăng sinh học đặt ra yêu cầu cung cấp các biện pháp khuyến khích mua hàng có thể làm tăng chênh lệch giá giữa xăng sinh học và xăng xuất xưởng như thông qua việc giảm thuế VAT, thuế suất hiệu quả (EPT) và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đối với xe buýt nhiên liệu sạch, tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng trạm nạp công cộng thông qua mô hình kinh doanh tư nhân. Để thu hút đầu tư tư nhân, các chính sách liên quan đến đầu tư vào các trạm nạp khí giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực Giao thông vận tải.

“Đưa ra các giải pháp khuyến khích đầu tư vào xe buýt nhiên liệu sạch hoặc tạo lợi thế khác biệt giữa đầu tư xe buýt nhiên liệu sạch và xe buýt sử dụng nhiên liệu diesel, chẳng hạn như miễn thuế nếu doanh nghiệp đầu tư vào xe buýt nhiên liệu sạch”, World Bank khuyến nghị.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.