Xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đều ghi nhận đà giảm tháng đầu năm

THỦY SẢN XUẤT KHẨU
12:04 - 21/02/2023
Xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đều ghi nhận đà giảm tháng đầu năm
0:00 / 0:00
0:00
Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng đầu năm 2023, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam đều ghi nhận mức giảm hai con số so với cùng kỳ năm 2022.

Theo số liệu công bố sáng 21/2 của VASEP, tháng 1/2023 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 456 triệu USD, giảm 48% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, tôm là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, đạt 141 triệu USD. Mặt hàng cá tra đứng vị trí thứ hai, đạt 84 triệu USD; tiếp đến là cá ngừ, đạt 50 triệu USD…

Nhìn chung, xuất khẩu các mặt hàng thủy sản tháng 1/2023 đều ghi nhận đà giảm. Cá tra là mặt hàng có mức giảm lớn nhất với -61%; đứng sau là tôm với -55%, cá ngừ -43%...

Về thị trường, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường chính đều giảm. Trong đó, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ giảm 66%; sang Trung Quốc & Hong Kong giảm 54%; sang Nhật Bản giảm 32%...

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1 với 91 triệu USD, tiếp đến là Mỹ với 66 triệu USD; Hàn Quốc 49 triệu USD…

Theo VASEP, tiếp nối đà giảm của quý 4/2022 cùng việc trong tháng diễn ra kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nên tháng 1 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tiếp tục đà giảm sâu.

Đánh giá về tình hình xuất khẩu trong thời gian tới, các chuyên gia VASEP cho rằng, bức tranh xuất khẩu thủy sản khó có thể bừng sáng trong những tháng đầu năm khi mà nền kinh tế thế giới được dự báo có thể sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay.

Dù vậy, sự sụt giảm về nhu cầu sẽ không quá mạnh khi thủy sản là mặt hàng thực phẩm thiết yếu. Nhu cầu về phân khúc sản phẩm sẽ được điều chỉnh, các ngành hàng có giá vừa phải sẽ có lợi thế hơn do phù hợp với người tiêu dùng thu nhập thấp hoặc trung bình (vốn là nhóm bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi lạm phát).

Việc Trung Quốc mở cửa mang lại hy vọng lớn về sự phục hồi nhu cầu không chỉ ở thị trường này mà còn tại các thị trường khác trên thế giới, khi du lịch và giao thương được thông suốt. Sự phục hồi mà Trung Quốc mang lại đối với ngành thủy sản Việt Nam sẽ có kết quả rõ ràng ít nhất từ quý II/2023.

Đồng thời, ngành thủy sản của Việt Nam vẫn có sự lạc quan tại các thị trường có nền kinh tế tăng trưởng trong năm 2023 như khu vực châu Á, Trung Đông…

Trong khi đó, theo báo cáo ngành thủy sản đầu tháng 1 của SSI Research, năm 2023 lạm phát sẽ tiếp tục là một thách thức đối với ngành thủy sản trong bối cảnh hàng tồn kho còn lại luân chuyển chậm. Dự báo hàng tồn kho sẽ được xử lý hoàn toàn trong quý 3/2023, với các đơn đặt hàng bắt đầu nhận được vào thời điểm này.

Giá bán bình quân có thể sẽ giảm 20-30% so với cùng kỳ trong năm 2023 và chi phí thức ăn thủy sản cũng sẽ giảm theo. Với lượng đơn đặt hàng tăng chậm, nguồn cung sẽ không thiếu hụt đối với cả tôm và cá nguyên liệu. Qua đó dự báo giá nguyên liệu tôm và cá sẽ giảm nhẹ do nhu cầu yếu cho đến hết nửa đầu năm 2023.

Theo SSI Research.

Theo SSI Research.

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.