Xung đột Nga - Ukraine đẩy giá lúa mỳ lên cao nhất 14 năm

Lúa mỳ THẾ GIỚI
20:24 - 05/03/2022
Cánh đồng lúa mỳ tại Ukraine. Ảnh: Raimond Spekking
Cánh đồng lúa mỳ tại Ukraine. Ảnh: Raimond Spekking
0:00 / 0:00
0:00
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine - một trong những quốc gia chính xuất khẩu lúa mỳ của thế giới - đã đẩy giá mặt hàng này lên mức cao nhất trong 14 năm qua và ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như bánh mỳ.

Xung đột quân sự tại Ukraine từ ngày 24/2 đã cản trở nghiêm trọng thương mại tại các cảng tại Biển Đen và khiến giá lúa mỳ chuẩn Chicago trên toàn cầu tăng tới 40%. Điều này đã đẩy lạm phát lương thực toàn cầu vốn đã cao lên mức cao nhất trong 1 thập kỷ trở lại.

Nga và Ukraine chiếm tới 30% xuất khẩu lúa mỳ trên thế giới và 20% xuất khẩu ngô. Phát ngôn viên của Chương trình Lương thực Thế giới Julie Marshall cho biết, sự gián đoạn nguồn cung này sẽ ngay lập tức gây ra ảnh hưởng tới an ninh lương thực cho hàng triệu người, đặc biệt là các khu vực phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu như Trung Đông và Bắc Phi.

Tình trạng nghiêm trọng tới mức những người tiêu dùng tại các quốc gia trồng lúa mỳ nhiều nhất thế giới như Canada và Mỹ cũng chịu ảnh hưởng bởi giá cả gia tăng. Robb MacKie, chủ tịch và giám đốc điều hành của Hiệp hội các nhà làm bánh Mỹ nhận định trong ngắn hạn và trung hạn, lạm phát thực phẩm và đặc biệt là giá bánh mỳ tại Mỹ sẽ tiếp tục tăng cao.

Nhiều tuần trước khi giá lúa mì tăng đột biến, tiệm bánh mì Ý Calgary ở Alberta đã phải tăng giá 7% để bắt kịp chi phí gia tăng do hạn hán tại Canada vào năm ngoái cùng lạm phát giá bột mì và men. Giờ đây, ông Louis Bontorin, đồng chủ sở hữu của doanh nghiệp gia đình lo ngại rằng mình sẽ cần tăng giá một lần nữa một khi nguồn cung bột cạn kiệt.

Ông Bontorin nhận định bánh mỳ là một trong những thực phẩm cơ bản và thiết yếu và tác động của điều này lên người tiêu dùng có thể rất tàn khốc. Mối đe dọa này càng trở nên rõ ràng hơn khi nguồn dự trữ toàn cầu của các nhà sản xuất lúa mỳ lớn đều giảm trong bối cảnh căng thẳng Nga – Ukraine không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Nguồn cung tại Liên minh châu Âu, Nga, Mỹ, Canada, Ukraine, Argentina, Australia và Kazakhstan đều được dự báo sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm. Theo Hội đồng ngũ cốc quốc tế (IGC), con số này sẽ chỉ còn 57 triệu tấn vào cuối mùa vụ 2021/2022.

Một số nhà máy đã ký hợp đồng với nông dân vào mùa thu năm ngoái cho mặt hàng lúa mỳ mà họ hiện đang sử dụng. Mục tiêu của việc này là nhằm giúp những công ty này tránh khỏi những rủi ro liên quan đến căng thẳng tại Ukraine. Tuy nhiên, một nhà máy cho biết nếu phải đối mặt với chi phí cao hơn, họ sẽ bị buộc phải chuyển áp lực giá lên những người thợ và công ty làm bánh sử dụng bột mỳ của mình. Theo chủ doanh nghiệp này, người dùng lúc đó sẽ bị buộc phải trả nhiều tiền hơn hoặc là không có bột mỳ để sử dụng.

Tình trạng hiện tại cũng đặt ra nhiều thử thách đối với các nhà máy xay xát. Nguồn cung lúa mỳ vào mùa xuân vốn đã trong tình trạng báo động do hạn hán vào năm ngoái tại Canada. Giờ đây, những người mua toàn cầu phụ thuộc vào nguồn cung từ Biển Đen có thể chuyển sang Canada do căng thẳng địa chính trị trong khu vực. Theo ông Girdner, chính điều này có thể dẫn tới sự cạnh tranh với các nhà máy trong nước. Nếu chiến sự kéo dài, tình trạng này sẽ trở thành một mối lo ngại lớn.

Đọc tiếp

Nga duyệt binh quy mô lớn trong Ngày Chiến thắng

Nga duyệt binh quy mô lớn trong Ngày Chiến thắng

Ngày 9/5, hay còn được gọi là Ngày Chiến thắng, một trong những ngày lễ lớn nhất tại Nga, hàng nghìn binh sĩ đã tham gia vào lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ở Moscow nhân dịp kỷ niệm 79 năm chiến thắng trước Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ 2.