ACB chốt quyền cổ đông tham dự ĐHĐCĐ ngày 4/3

ACB Việt nAM
15:25 - 19/02/2022
Tòa nhà Hội sở Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tại TP HCM
Tòa nhà Hội sở Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tại TP HCM
0:00 / 0:00
0:00
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa thông báo 4/3 là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 7/4.

Cuộc họp ĐHĐCĐ lần này nhằm thông qua các nội dung và văn kiện quan trọng như Báo cáo của Ban Quản trị, Ban Kiểm soát; phương án phân phối lợi nhuận năm 2021; kế hoạch lợi nhuận 2022; Tờ trình về phương án tăng vốn điều lệ bằng cổ phiếu, phương án phát hành, đăng ký bổ sung và niêm yết bổ sung cổ phiếu…

Mới đây, ngày 14/2, ACB đã chính thức ra mắt thương hiệu Ngân hàng số ACB ONE cùng việc thành lập Khối ngân hàng số. Đây là mốc đánh dấu bước chuyển đổi lớn của ACB trong “số hóa” hoạt động kinh doanh.

ACB ONE sở hữu giao diện thân thiện cho mọi lứa tuổi, cùng các tính năng đáp ứng nhu cầu giao dịch hiện đại như mở thẻ online, rút tiền mặt tại ATM bằng QR code, chuyển khoản bằng QR code; mua bảo hiểm Sunlife...

ACB One hướng đến mục tiêu đơn giản, hiện đại và tối ưu hoá trải nghiệm của khách hàng

ACB One hướng đến mục tiêu đơn giản, hiện đại và tối ưu hoá trải nghiệm của khách hàng

Theo báo cáo tài chính mới công bố, ngân hàng ghi nhận lũy kế cả năm, thu nhập lãi thuần đạt 18.944 tỷ đồng, tăng gần 30% so với năm trước. Các nguồn thu ngoài lãi cũng tăng mạnh là: Lãi từ dịch vụ tăng 71%, đạt gần 2.894 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 871 tỷ đồng, tăng 26,7%; lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh đạt 450 tỷ đồng, tăng 171%.

Có hai lĩnh vực ngân hàng kinh doanh giảm sút là lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư chỉ còn 244 tỷ đồng, giảm 67% và lãi thuần từ hoạt động khác giảm 50% còn 139 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi chi phí hoạt động, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ACB đạt 15.334 tỷ đồng, tăng 46% so với năm trước. Tuy nhiên, trong năm 2021, ACB phải dành ra hơn 3.336 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (gấp 3,5 lần năm trước) nên lãi trước và sau thuế lần lượt còn 11.998 tỷ đồng và 9.603 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận tăng 25% so với năm 2020 và vượt 13% kế hoạch năm (10,6 nghìn tỷ đồng).

Tính đến thời điểm cuối năm 2021, tổng tài sản của ACB tăng 19% so với đầu năm, lên mức gần 527.770 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 362.000 tỷ đồng, tăng 16,4%. Nợ phải trả của ngân hàng là 482.000 tỷ đồng, tăng 18% (tiền gửi khách hàng là 380.000 tỷ đồng, tăng 7,6%).

Nếu không tính hơn 4.749 tỷ đồng cho vay giao dịch ký quỹ của ACBS, tổng nợ xấu của ACB tính đến 31/12/2021 đã tăng 52% so với đầu năm, lên mức hơn 2.799 tỷ đồng. Trong đó, nợ xấu tuyệt đối nhóm 4 và nhóm 3 tăng 2-2,5 lần, nợ có nguy cơ mất vốn nhóm 5 cũng tăng so với năm trước. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của ACB tăng từ mức 0.6% đầu năm lên 0.78%.

Trong cả năm 2021 NIM của ACB tăng 40 điểm cơ bản đạt 3,9% (theo tính toán của ACB) do chi phí vốn (COF) giảm mạnh hơn tác động của việc cắt giảm lãi suất cho vay.

Theo ban lãnh đạo, ACB được hưởng lợi từ COF thấp trong năm 2021 do tận dụng hệ số LDR để cải thiện biên lợi nhuận và nâng nguồn vốn huy động chi phí thấp từ việc phát hành trái phiếu ngân hàng.

Ngoài ra, ACB đã tăng mạnh CASA thêm 2,9 điểm % trong 3 tháng 22,5% từ quý trước lên 25,4% vào cuối năm 2021. ACB cũng có thêm 880.000 khách hàng trong năm 2021.

Tin liên quan

Đọc tiếp

TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.