Cà phê và hạt tiêu nhiều triển vọng xuất khẩu ngay đầu năm 2022

XUẤT KHẨU Nông Sản
18:10 - 07/01/2022
Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là hai thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chủ lực của Việt Nam. Ảnh trích xuất bản phân tích
Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là hai thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chủ lực của Việt Nam. Ảnh trích xuất bản phân tích
0:00 / 0:00
0:00
Trong khi gạo, thủy sản được dự báo gặp khó khăn trong xuất khẩu thì điều, cà phê và hạt tiêu lại được nhìn nhận sẽ có nhiều tín hiệu tích cực trong năm 2022.

Ban chỉ đạo phát triển thị trường nông sản của Bộ NN&PTNT vừa đưa ra Bản phân tích thị trường xuất nhập khẩu nông sản năm 2021 và dự báo xu hướng xuất nhập khẩu nông sản năm 2022, nhằm định hướng sản xuất nông sản chủ lực gắn với kế hoạch tiêu thụ và xúc tiến thương mại.

Hạt tiêu, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu mạnh nhất năm 2021

Theo Bộ NN&PTNT, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2021 ước tính tăng 14,9% và giá trị nhập khẩu tăng khoảng 34,2% so với năm 2020 khiến cho thặng dư thương mại năm 2021 ước đạt 7,4 tỷ USD, giảm 39,5% so với năm 2020.

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2021 của các sản phẩm chủ lực đều tăng đáng kể so với năm 2020.

Bản phân tích tình hình thị trường của Bộ NN&PTNT cho biết, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 14,8 tỷ USD, tăng 19,7%; thủy sản đạt 8,9 tỷ USD tăng 5,7%; rau quả đạt 3,5 tỷ USD tăng 7,8%; hạt điều đạt 3,7 tỷ USD tăng 13,9%; gạo đạt 3,3 tỷ USD tăng 5,0%; cà phê đạt 3,0 tỷ USD tăng 9,4%; cao su đạt 3,3 tỷ USD tăng 39,0%; sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,2 tỷ USD tăng 17,5%; hạt tiêu đạt 938 triệu USD tăng 42,0%; chăn nuôi đạt 434 triệu USD tăng 2,1%; riêng chè đạt 213 triệu USD giảm 2,0%.

Ảnh trích xuất bản phân tích

Ảnh trích xuất bản phân tích

Kim ngạch nhập khẩu rau quả tăng 13,7% so với năm 2020, chiếm khoảng 1,5 tỷ USD, chủ yếu từ Trung Quốc (31%), Hoa Kỳ (21%). Nhập khẩu hạt điều tăng 99,9% về khối lượng và tăng 133% về giá trị, chủ yếu từ Campuchia (46%) và Bờ biển Ngà (21%). Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu năm 2021 tăng 26,5%, chiếm 4,9 tỷ USD, chủ yếu từ Argentina (35%) và Hoa Kỳ (17%). Riêng nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi giảm 3,4%, chiếm 3,4 tỷ USD, chủ yếu từ Australia (22%) và Ấn Độ (16%).

Từ những số liệu trên, Bộ NN&PTNT chỉ ra các đặc điểm của xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2021 trong hoàn cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 làm đứt gãy các chuỗi cung ứng - tiêu thụ nông sản toàn cầu và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất, xuất khẩu do tình trạng thiếu container, chi phí vận tải biển tăng cao.

Xuất khẩu hạt tiêu, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh nhất trong năm 2021, do nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ. Sau khi các nước này kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, nhiều hoạt động kinh tế đã được mở cửa trở lại.

Thị trường trong nước về giá cả cả vật tư (thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…) và chi phí vận chuyển tăng lên làm tăng chi phí sản xuất; nhập khẩu nguyên liệu tăng để đáp ứng nhu cầu dẫn đến thặng dư thương mại giảm.

Các doanh nghiệp xuất khẩu đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản chế biến các sản phẩm cấp đông, nước hoa quả cô đặc, trái cây ép đóng lon, thủy sản đồ hộp, chế biến gạo, gia cầm... để đáp ứng kịp thời với sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng do tác động của dịch COVID-19 tại các thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là hai thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chủ lực của Việt Nam, chiếm lần lượt 27% và 19% tổng giá trị xuất khẩu năm 2021.

Trong đó cơ cấu của thị trường Hoa Kỳ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020 và có mức tăng trưởng cao nhất, giá trị xuất khẩu tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2020. Đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng ở thị trường Hoa Kỳ là các mặt hàng gỗ, sản phẩm gỗ, cao su, tiêu. Xuất khẩu sang các thị trường khác như EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản đều tăng trong năm 2021 so với năm 2020.

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2021 của các sản phẩm chủ lực đều tăng đáng kể so với năm 2020.

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2021 của các sản phẩm chủ lực đều tăng đáng kể so với năm 2020.

Cần sản xuất theo tín hiệu thị trường trong năm 2022

Đưa ra những dự báo về nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng nông, lâm, thủy sản của thế giới, Bộ NN&PTNT cho biết, theo dự báo tháng 12/2021 của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), khối lượng gạo nhập khẩu toàn cầu 2020 - 2021 ước tính khoảng 49,8 triệu tấn, tăng 10,1% so với giai đoạn 2019 - 2020. Dự báo nhập khẩu toàn cầu 2021 – 2022 dự kiến đạt 48,7 triệu tấn, thấp hơn mức dự báo 2020 - 2021 khoảng 2,2%.

Về mặt hàng cà phê, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ dự báo sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2021 – 2022 sẽ giảm 8,5 triệu bao so với năm trước xuống còn 167,5 triệu bao, chủ yếu do Brazil giảm sản lượng. Tồn kho cuối kỳ toàn cầu dự kiến sẽ giảm 6,3 triệu bao xuống 30,0 triệu bao.

Xuất khẩu hạt cà phê thế giới dự kiến giảm 3,8 triệu bao xuống 117,2 triệu bao do lượng xuất khẩu thấp hơn từ Brazil. Tiêu thụ toàn cầu tăng 1,5 triệu bao lên 164,9 triệu bao, với mức tăng lớn nhất ở Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và Brazil.

Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2022 sẽ gặp khó khăn do phần lớn diện tích nuôi trồng thủy sản của nước ta tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu về hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh. Một số thị trường nhập khẩu chính thủy sản của Việt Nam đã có những thay đổi trong chứng nhận an toàn thực phẩm (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…).

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) năm 2022 Việt Nam vẫn là nguồn cung hạt điều số một tại thị trường Đức nhờ nguồn cung ổn định và chất lượng đảm bảo. Triển vọng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường EU năm 2022 nhờ lợi thế từ EVFTA. Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu hạt điều của EU tăng khi dịch bệnh được kiểm soát.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu trên thế giới đang có xu hướng phục hồi trở lại. Riêng tại Mỹ, thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam, lượng hồ tiêu nhập khẩu của nước này từ năm 2019 - 2021 tăng trưởng bình quân 8%/năm. Trong đó, 65 - 70% được nhập khẩu từ Việt Nam.

Hầu hết chuyên gia, đơn vị xuất khẩu và người trồng hồ tiêu cũng đều có chung kỳ vọng là giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022 do cung – cầu hồ tiêu đang dần trở về trạng thái cân bằng, thậm chí có thể thiếu hụt nếu tình hình sản xuất không thuận lợi.

Ngoài ra, bản phân tích tình hình thị trường cũng cập nhật những cảnh báo mới nhất về biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật từ các nước, cần các doanh nghiệp, người sản xuất tuân thủ để nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản Việt Nam xuất khẩu.

Bao gồm, thông báo của Thái Lan về Lệnh của Cục Phát triển Chăn nuôi về việc tạm ngừng nhập khẩu lợn nuôi, lợn rừng và thịt lợn từ Việt nam ngăn chặn sự lây lan dịch tả lợn châu Phi Hoa Kỳ.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Hoa Kỳ sửa đổi các quy định để thiết lập chương trình kiểm tra thực phẩm trong các phòng thí nghiệm được chỉ định trong một số trường hợp nhất định, theo yêu cầu của Đạo luật Thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm Liên bang (Đạo luật FD&C) Brazil.

Brazil thông báo dự thảo Nghị quyết số 1056, 1058, 1055, 1057 ngày 16/9/2021; quy chuẩn hướng dẫn số 60, ngày 23/12/2019.

Thông báo Chile về miễn trừ Nghị quyết số 7550/2021 “Thiết lập hệ thống kiểm soát an toàn trong chuỗi sản phẩm trái cây tươi và đông lạnh xuất khẩu và bãi bỏ Nghị quyết 3410/2002”.

Ucraina thông qua dự thảo Lệnh phê duyệt việc sửa đổi các chỉ tiêu an toàn thực phẩm “Giới hạn dư lượng tối đa của hoạt chất thú y trong thực phẩm có nguồn gốc động vật của bộ Y tế Ucraina Philippine.

Cục Công nghiệp Thực vật (Bộ Nông nghiệp) Philippines cập nhật bản ghi nhớ về danh sách hàng hóa nhập khẩu yêu cầu khai báo GM (ngày 01/12/2021).

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.