Các quốc gia châu Âu đầu tiên tuyên bố 'chia tay' khí đốt của Nga

NĂNG LƯỢNG CHÂU ÂU
09:36 - 03/04/2022
0:00 / 0:00
0:00
Theo tuyên bố ngày 2/4 của người đứng đầu công ty điều hành dự trữ khí đốt của Latvia, các quốc gia vùng Baltic không còn nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga.

"Nếu các bạn vẫn nghi ngờ về việc chúng tôi còn tin tưởng nguồn cung từ Nga hay không, thì các sự kiện hiện tại đã cho chúng tôi thấy rõ ràng không còn sự tin tưởng nào nữa", Uldis Bariss, Giám đốc điều hành Conexus Baltic Grid của Latvia, phát biểu trên đài phát thanh Latvia hôm 2/4, theo AFP.

"Kể từ ngày 1/4, khí đốt tự nhiên Nga không còn chảy sang Latvia, Estonia và Litva", ông nói, đồng thời cho biết thị trường Baltic không lo ngại khi chấm dứt năng lượng với Nga vì đang được cung ứng bởi các kho dự trữ ngầm ở Latvia.

Cùng ngày, Tổng thống Litva Gitanas Nauseda cũng khẳng định trên Twitter rằng: “Kể từ tháng này, không còn khí đốt của Nga ở Litva. Nếu chúng tôi làm được thì phần còn lại của châu Âu cũng có thể làm được”.

Tổng thống Litva Gitanas Nauseda kêu gọi các quốc gia châu Âu nên chấm dứt quan hệ năng lượng với Nga. Ảnh: Reuters

Tổng thống Litva Gitanas Nauseda kêu gọi các quốc gia châu Âu nên chấm dứt quan hệ năng lượng với Nga. Ảnh: Reuters

Động thái của các nước Baltic được đưa ra trong bối cảnh Nga yêu cầu các quốc gia “không thân thiện” cần thiết lập tài khoản đồng Rúp để thanh toán khí đốt của Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 31/3 cảnh báo các hợp đồng hiện tại sẽ bị đình chỉ và nguồn cung sẽ cắt đứt nếu các nước không chịu thực hiện.

Các nhà lãnh đạo châu Âu đã bác bỏ yêu cầu phía Nga, nhưng vẫn bế tắc trong việc đưa ra quyết định. Nga đang cung cấp 40% nhu cầu khí đốt và 1/3 sản lượng dầu mỏ của châu Âu. Trước đó, Tổng thống Litva cũng kêu gọi các thành viên EU cắt giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga.

Tuy nhiên, Đức, Italy và nhiều nước Trung Âu - vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung này – nên vẫn chưa thể tuyên bố chấm dứt khí đốt Nga. Hiện tại, Đức vẫn giữ nguyên quan điểm chỉ thanh toán hợp đồng bằng đồng Euro. Mặc dù nước này đã đảm bảo quan hệ đối tác với Mỹ và các quốc gia năng lượng khác, nhưng việc loại bỏ thị trường dầu của Nga vẫn là một bài toán nan giải.

Trước đó, hãng thông tấn TASS Nga dẫn một nguồn tin cho biết ngày 29/3, Bộ Ngoại giao nước này đã triệu tập các đại sứ của ba nước Baltic để thông báo về quyết định trục xuất 10 nhân viên ngoại giao của 3 nước Baltic nhằm đáp trả động thái tương tự trước đó của những nước này.

Hồi đầu tháng 3, Latvia, Estonia và Litva đã trục xuất tổng cộng 10 nhà ngoại giao Nga trong một hành động trừng phạt phối hợp liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.