Nhóm G7 từ chối thanh toán năng lượng Nga bằng đồng Rúp

NĂNG LƯỢNG CHÂU ÂU
09:35 - 29/03/2022
Bộ trưởng Kinh tế Đức, Phó Thủ tướng Robert Habeck cho biết G7 không chấp nhận yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp của Nga. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Kinh tế Đức, Phó Thủ tướng Robert Habeck cho biết G7 không chấp nhận yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp của Nga. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Các bộ trưởng năng lượng của nhóm G7 tuyên bố không chấp nhận thanh toán khí đốt Nga bằng đồng nội tệ nước này và cho rằng đây là hành động vi phạm thỏa thuận.

"Tất cả các bộ trưởng G7 hoàn toàn nhất trí rằng đây là hành động đơn phương và rõ ràng đã vi phạm đối với các thỏa thuận hiện có”, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck, đại diện nước Chủ tịch G7 năm 2022, nói với các phóng viên hôm 28/3, theo Reuters.

Bộ trưởng Habeck cho rằng “việc thanh toán bằng đồng Rúp là không thể chấp nhận được” và các thành viên G7 ( bao gồm Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Mỹ, Anh và Canada) sẽ kêu gọi các công ty liên quan “không tuân thủ” theo yêu cầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tuần trước. Trong đó, ông Putin tuyên bố “các quốc không thân thiện” với Nga sẽ phải thanh toán các hợp đồng khí đốt bằng đồng Rúp.

Các van dầu tại trạm máy nén Atamanskaya, một phần của dự án Power Of Siberia của Gazprom bên ngoài thị trấn Svobodny, thuộc vùng Amur, Nga. Ảnh: Reuters
Các van dầu tại trạm máy nén Atamanskaya, một phần của dự án Power Of Siberia của Gazprom bên ngoài thị trấn Svobodny, thuộc vùng Amur, Nga. Ảnh: Reuters

Danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ "không thân thiện" này gồm Mỹ, Canada, các nước EU, Anh, Ukraine, Montenegro, Thuỵ Sỹ, Albania, Andorra, Iceland, Liechtenstein, Monaco, Na Uy, San Marino, Bắc Macedonia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Micronesia, New Zealand, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc).

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng nhấn mạnh quan điểm: "Chúng tôi sẽ không cung cấp khí đốt miễn phí, điều này là rõ ràng. Trong hoàn cảnh lúc này của chúng tôi, thật khó khả thi và thích hợp để làm từ thiện với các khách hàng châu Âu", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói thêm.

Trong khi đó, tại cuộc họp các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu hôm 25/3, các bên đều chưa tìm được lập trường chung về yêu cầu của Nga. Những mối quan tâm về an ninh năng lượng ngày càng gia tăng và gây chia rẽ nội khối EU và các công ty.

Hiện tại, chính phủ, ngân hàng trung ương Nga đang xây dựng phương án thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp trước ngày 31/3, trong khi và tập đoàn dầu khí quốc gia Gazprom sẽ thay đổi hợp các điều khoản hợp đồng.

Tính đến ngày 27/1, khoảng 58% lượng khí đốt Gazprom bán cho châu Âu và các nước khác được thanh toán bằng Euro, trong khi thanh toán bằng USD chiếm 39%. Các chuyên gia nhận xét động thái yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp của Nga là một phần trong nỗ lực trả đũa các biện pháp trừng phạt của phương Tây, khi các quốc gia này đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD, gần một nửa dự trữ quốc tế của Nga.

Nga vốn là nhà cung cấp năng lượng chính của châu Âu, với 40% nguồn cung khí đốt của khối này nhập khẩu từ tập đoàn Gazprom. Giá khí đốt tại các quốc gia này từ thời điểm cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine nổ ra đã tăng nhanh chóng.

Sự phụ thuộc khiến châu Âu phân vân trước quyết định cấm vận năng lượng Nga. EU đang đặt mục tiêu cắt giảm 2/3 lượng khí đốt của Nga trong năm nay và chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch vào năm 2027. Tuy nhiên, khối này cũng thừa nhận sẽ gặp khó khăn trong việc thay thế toàn bộ nguồn cung xuất khẩu của Nga trong một thời gian ngắn.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.