Kinh tế Đức sẽ bị ảnh hưởng nặng nếu Nga ngừng cung khí đốt

NĂNG LƯỢNG CHÂU ÂU
15:21 - 30/03/2022
Nhà máy khí đốt tự nhiên hóa lỏng do Sakhalin Energy vận hành tại Prigorodnoye trên đảo Sakhalin, Nga. Ảnh: Reuters
Nhà máy khí đốt tự nhiên hóa lỏng do Sakhalin Energy vận hành tại Prigorodnoye trên đảo Sakhalin, Nga. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Việc Nga yêu cầu các nước thanh toán khí đốt bằng đồng rub đã làm dấy lên nhiều lo ngại tại Đức– nước phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu của của Nga - về việc tranh chấp tài chính leo thang có thể dẫn tới gián đoạn nghiêm trọng nguồn cung.

Theo Reuters, trong năm 2021, Nga chiếm 55% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của Đức. Tới quý I năm 2022, con số này đã được giảm xuống 40%, tuy nhiên theo Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck, quốc gia này sẽ không thể hoàn toàn độc lập khỏi nguồn cung cấp của Nga trước năm 2024.

Tuy nhiên vào tuần trước, chính phủ Nga cho biết sẽ bắt đầu xây dựng một cơ chế thanh toán, trong đó các nước không thân thiện sẽ phải trả tiền khí đốt cho Nga bằng đồng rub. Hạn cuối cho lệnh chuyển đổi thanh toán này bên Nga đưa ra là 31/3 cho các nước đã thực hiện các lệnh trừng phạt lên Nga. Cường quốc công nghiệp của châu Âu là Đức cùng các đồng minh châu Âu khác cũng có trong danh sách này.

Phản ứng lại động thái này từ Nga, ông Habeck, bộ trưởng chịu trách nhiệm về an ninh năng lượng của Đức, cùng nhiều lãnh đạo từ các nước châu Âu khác đã từ chối yêu cầu của Nga. Theo các nhà lãnh đạo này, việc Nga chuyển đổi phương pháp thanh toán là vi phạm hợp đồng, đồng thời khẳng định các hợp đồng vẫn sẽ được thực hiện theo các điều khoản hiện tại.

Phản ứng lại các lời từ chối chuyển đổi từ các nước châu Âu, ông Dmitry Peskov, phát ngôn viện Điện Kremlin khẳng định nếu các nước châu Âu không thanh toán bằng đồng rub, họ sẽ không có khí đốt.

Viễn cảnh chuỗi cung ứng khí đốt bị ngừng lại

Trước viễn cảnh nguồn cung khí đốt bị ngừng đột ngột, Hiệp hội năng lượng của Đức BDEW đã kêu gọi chính phủ nước này vạch ra một kế hoạch khẩn cấp quốc gia để chuẩn bị cho sự gián đoạn. Cụ thể, Berlin đã vạch ra một “kế hoạch khẩn cấp về khí đốt” trong đó liệt kê ra 3 cấp độ khủng hoảng nhằm đối phó với một sự kiện như vậy.

Ở mức độ đầu tiên, chính phủ sẽ đưa ra các cảnh bảo sớm khi dấu hiệu khẩn cấp về nguồn cung bắt đầu phát triển. Đối với mức độ số 2, chính phủ sẽ đưa ra báo động khi sự gián đoạn nguồn cung hoặc nhu cầu tăng cao bất thường làm đảo lộn sự cân bằng thông thường. Tuy nhiên ở cấp độ này, mọi chuyện vẫn có thể được sắp xếp mà không cần can thiệp.

Tuy nhiên ở cấp độ thứ 3 là cấp độ khẩn cấp, các biện pháp thị trường không thể khắc phục được tình trạng thiếu hụt nữa. Tại giai đoạn này, cơ quan quản lý mạng lưới khí đốt của Đức là Bundesnetzagentur sẽ phải quyết định cách phân phối nguồn cung cấp khí đốt còn lại trên toàn quốc.

Hiện các nhà chức trách của Đức vẫn chưa gặp phải bất kỳ dấu hiệu dẫn tới việc báo động cấp độ nào.

Một phần của đường ống dẫn khí Nord Stream 2 từ Nga tới Đức. Ảnh: The Moscow Times

Một phần của đường ống dẫn khí Nord Stream 2 từ Nga tới Đức. Ảnh: The Moscow Times

Ảnh hưởng nếu nguồn cung khí đốt bị gián đoạn

Nếu Đức không thể đảm bảo đủ nguồn cung khí đốt, ngành công nghiệp của nước này sẽ là khu vực đầu tiên chịu ảnh hưởng do nó chiếm tới 25% tổng nhu cầu khí đốt của nước này. Nguyên nhân là các hộ gia đình tư nhân sẽ được ưu tiên hơn ngành công nghiệp. Trong khi đó, các bệnh viện, cơ sở chăm sóc và các cơ sở công cộng khác có nhu cầu đặc biệt sẽ là nơi cuối cùng bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn.

Theo câu trả lời của ông Leonhard Birnbaum, giám đốc điều hành của tập đoàn năng lượng Đức E.ON, với đài truyền hình ARD, điều này có nghĩa là sản xuất công nghiệp bị mất và chuỗi cung ứng bị phá hủy. Như một kết quả có thể kỳ vọng, những ảnh hưởng này sẽ gây ra tác động vô cùng nghiêm trọng tới nền kinh tế Đức.

Các khách hàng Đức lớn nhất của Nga bao gồm các công ty Uniper, RWE và VNG đều có kí kết các hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn với Nga. Khi được yêu cầu đưa ra bình luận về tình hình hiện tại và sự chuẩn bị , đại diện các công ty này từ chối trả lời.

Tin liên quan

Đọc tiếp