Chậm nhất trong quý I/2022 phải triển khai gói hỗ trợ phục hồi kinh tế

 Chậm nhất trong quý I/2022 phải triển khai gói hỗ trợ phục hồi kinh tế
0:00 / 0:00
0:00
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, với tính cấp bách của gói hỗ trợ phục hồi kinh tế mới được Quốc hội thông qua, các bộ, ngành cần phải triển khai các nhiệm vụ được giao chậm nhất trong trong quý I/2022.

Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Duy Đông cho biết tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 28/1 rằng, Bộ KH-ĐT đã trình Chính phủ nghị quyết gồm 2 nội dung về việc triển khai Nghị quyết 43 Quốc hội khóa XV về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ chương trình phục hồi kinh tế, với gói hỗ trợ 350.000 tỉ đồng.

Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Chính phủ thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp đồng bộ bao gồm: Mở cửa nền kinh tế gắn với nâng cao năng lực kinh tế phòng chống dịch bệnh; đảm bảo an sinh xã hội, việc làm, hỗ trợ cho người lao động làm việc.

Cùng với đó là hỗ trợ phục hồi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, trong đó có nhiều giải pháp cần tiếp tục tiển khai như hỗ trợ tiền thuê đất, hỗ trợ phí trước bạ, cho vay không lãi suất; phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung nguồn lực đầu tư công để hoàn thành dứt điểm tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông; tiếp tục cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính.

“Đây là nhóm giải pháp rất quan trọng trong lúc chúng ta mở cửa phục hồi đón các nhà đầu tư quay trở lại” - Thứ trưởng Trần Duy Đông cho hay.

Hiện tại, một số nhiệm vụ đã được các bộ, ngành chủ động thực hiện như Bộ Tài chính đã ban hành Nghị định về giảm thuế giá trị gia tăng ngày 28/1. Theo đó, từ ngày 1/2 đến hết ngày 31/12, thuế giá trị gia tăng các hàng hóa, dịch vụ sẽ giảm từ 10% xuống còn 8% để hỗ trợ người dân gặp khó khăn cho dịch COVID-19.

Ảnh tác giả

"Trong Nghị quyết vừa trình Chính phủ, Bộ KHĐT cũng tham mưu Chính phủ với tính cấp bách, cần triển khai ngay gói hỗ trợ và giải ngân ngay trong 2 năm 2022-2023. Với những nhiệm vụ đưa ra cho các bộ, ngành phải triển khai ngay, chậm nhất trong quý I/2022"

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông.

Trong khi đó, giải đáp thắc mắc về việc sớm mở lại các đường bay quốc tế, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cũng cho biết , để mở lại các đường bay với nước ngoài thì điều kiện quan trọng nhất không phải là máy bay, vận tải mà là tình hình kiểm soát dịch của đất nước.

Đồng thời, chúng ta phải tôn trọng quy định của những nước mà Việt Nam kết nối. Việc này cần thời gian trao đổi giữa các nhà chức trách hàng không để có sự thống nhất về quy trình kiểm soát các chuyến bay, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Bộ Giao thông Vận tải đã kiến nghị phương án mở lại tất cả chuyến bay quốc tế từ 1/5. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc tiến trình tiêm phủ vaccine sắp tới. Nếu độ bao phủ tốt, dịch bệnh được kiểm soát thì việc mở lại đường bay quốc tế có thể sớm hơn. Bộ này cũng khẳng định sẽ có kế hoạch rà soát lại sau Tết, nếu đủ điều kiện mở lại toàn bộ các đường bay thì sẽ kiến nghị mở sớm hơn với những phương án cụ thể, trên cơ sở thống nhất với các quốc gia mà Việt Nam khôi phục đường bay.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.