Chi phí gia tăng, Gỗ An Cường báo lãi quý 1/2023 giảm 70% so với cùng kỳ

ACG An Cường
21:59 - 24/04/2023
Sau 3 tháng đầu năm, ACG mới chỉ hoàn thành 13,6% kế hoạch doanh thu và 5,4% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra cho năm 2023.
Sau 3 tháng đầu năm, ACG mới chỉ hoàn thành 13,6% kế hoạch doanh thu và 5,4% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra cho năm 2023.
0:00 / 0:00
0:00
Với việc các loại chi phí tăng cao cùng với doanh thu giảm mạnh, lợi nhuận sau thuế của CTCP Gỗ An Cường (HoSE: ACG) trong quý 1/2023 lùi về còn 36,3 tỷ đồng, giảm tới gần 70% so với thực hiện cùng kỳ 2022.

CTCP Gỗ An Cường (HoSE: ACG) ngày 24/4 vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2023, ghi nhận doanh thu giảm 20,6% so với cùng kỳ về còn 680 tỷ đồng, lợi nhuận gộp từ đó cũng giảm hơn 24% xuống còn 191 tỷ đồng.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính của ACG đạt 40,6 tỷ đồng, giảm nhẹ so với thực hiện của quý 1/2022. Trong khi đó, chi phí tài chính tăng gần gấp đôi lên 16,3 tỷ đồng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lần lượt 27,6% và 15,8% lên 136,2 và 36,5 tỷ đồng.

Khấu trừ thuế phí, An Cường ghi nhận lợi nhuận sau thuế 36,3 tỷ đồng, giảm gần 70% so với quý 1/2022. Trong văn bản giải trình biến động lợi nhuận, An Cường cho biết lợi nhuận của công ty giảm mạnh chủ yếu do tình hình kinh tế trong nước và thế giới diễn biến phức tạp, người tiêu dùng thận trọng trong chi tiêu và chi phí bán hàng tăng do công ty chủ động mở rộng hệ thống phân phối.

Theo tờ trình ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 vào ngày 26/4 tới đây, An Cường đặt kế hoạch doanh thu 5.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 668 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 11,7% và 8,6% so với thực hiện năm 2022. Như vậy, sau 3 tháng đầu năm, ACG mới chỉ hoàn thành 13,6% kế hoạch doanh thu và 5,4% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra cho năm 2023.

Tính tới ngày 31/3/2023, tổng tài sản của của Gỗ An Cường giảm 3,7% so với đầu năm về còn 5.265 tỷ đồng. Trong đó, 3.739 tỷ đồng là tài sản ngắn hạn, bao gồm 32 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền; 1.228 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn, chủ yếu là tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn; 630 tỷ đồng phải thu ngắn hạn của khách hàng (110 tỷ đồng của CTCP Thương mại và Xuất nhập khẩu Ái Linh, 74,4 tỷ đồng CTCP Nội thất Hưng Thịnh, 7,5 tỷ đồng các bên liên quan và 438 tỷ đồng các bên khác)…

Tại cuối quý 1/2023, hàng tồn kho của công ty tăng hơn 5% lên 1.546,5 tỷ đồng, phần lớn tới từ 739,4 tỷ đồng nguyên vật liệu, 312,9 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, 275 tỷ đồng thành phẩm và 212,8 tỷ đồng hàng hóa.

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của công ty giảm 16% về còn 1.307 tỷ đồng, với 1.295,5 tỷ đồng là nợ ngắn hạn, bao gồm 798 tỷ đồng vay ngắn hạn, 219 tỷ đồng phải trả người bán ngắn hạn, 198 tỷ đồng người mua trả tiền trước ngắn hạn…

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.