Chứng khoán Techcombank chiếm gần 39% thị phần môi giới trái phiếu

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
15:15 - 06/01/2022
TCBS có hai sản phẩm trái phiếu đầu tư là quỹ TCBF và trái phiếu iBonds.
TCBS có hai sản phẩm trái phiếu đầu tư là quỹ TCBF và trái phiếu iBonds.
0:00 / 0:00
0:00
Trái phiếu là mảng kinh doanh sôi nổi của các nhà băng thời gian qua, tuy nhiên, Thông tư 16 về việc siết chặt đầu tư trái phiếu doanh nghiệp đối với các ngân hàng thương mại sắp có hiệu lực, sẽ hạn chế phần nào hoạt động này.   

Sở giao dịch chứng khoán TP HCM vừa công bố thị phần giá trị giao dịch môi giới cả năm 2021 của 10 công ty lớn nhất tại sàn này. Nếu ở mảng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm VPS (Công ty cổ phần Chứng khoán VPS) đứng đầu thì ở mảng trái phiếu, TCBS (Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương – Techcombank) tiếp tục được gọi tên.

Việc về nhất của TCBS không có gì khó hiểu, vì những năm qua, thế mạnh của công ty này vẫn là tư vấn phát hành trái phiếu và tận dụng nguồn ưu thế từ công ty mẹ. TCBS đang quản lý một quỹ đầu tư trái phiếu có tên TCBF với giá trị tài sản ròng trên 24.400 tỷ đồng và hơn 46.000 khách hàng (tính đến đầu năm 2021). Đây là quỹ mở đầu tư trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Một sản phẩm đầu tư trái phiếu khác mà TCBS cung cấp là trái phiếu iBonds - hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cho nhà đầu tư cá nhân - mức đầu tư tối thiểu đối với sản phẩm này là 200 triệu đồng, và lợi nhuận mỗi năm vào khoảng 9% nếu nắm giữ tới ngày đáo hạn.

Đa phần các đợt phát hành trái phiếu mới đây của các doanh nghiệp lớn như Masan, Vingroup, Novaland… đều được Techcombank “bao tiêu”, sau đó nhượng lại cho TCBS để bán lại cho khách hàng cá nhân.

Như hồi tháng 11/2021, VinFast chào bán thành công 1.500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn ba năm, đáo hạn vào ngày 1/11/2024, đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, được đảm bảo bằng một số tài sản của Tập đoàn Vingroup (một tổ chức tín dụng trong nước đã mua lại hết số trái phiếu phát hành), TCBS chính là bên đứng ra thu xếp thương vụ này.

Một thương vụ lớn khác mà TCBS hoàn thành trong quý 2/2021, đó là bán trái phiếu của Công ty Đầu tư Golden Hill. Đây là chủ đầu tư của dự án 87 Cống Quỳnh, tọa lạc tại trung tâm quận 1, TP. HCM, có tổng diện tích 8.320,9 m2 - đã qua nhiều lần đổi chủ. Tổng giá trị bán ra của đợt trái phiếu này đạt hơn 10.000 tỷ đồng, giúp mang về cho TCBS gần 220 tỷ đồng lợi nhuận.

TCBS dẫn đầu về thị phần trên thị trường môi giới trái phiếu.

TCBS dẫn đầu về thị phần trên thị trường môi giới trái phiếu.

“Ăn nên làm ra” từ mảng trái phiếu nhưng sắp tới, Techcombank được cho là sẽ gặp trở ngại khi Thông tư 16 quy định về hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại có hiệu lực vào ngày 15/1/2022.

Theo quy định, các ngân hàng không được mua trái phiếu doanh nghiệp với mục đích để tái cơ cấu nợ, góp vốn/mua cổ phần tại các doanh nghiệp khác hoặc tăng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp phát hành. Ngoài ra, các ngân hàng không được bán và mua lại trái phiếu của doanh nghiệp chưa niêm yết trong vòng 12 tháng và các ngân hàng không được chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp cho các công ty con của mình.

Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định, những quy định mới không tác động nhiều tới thị trường trái phiếu doanh nghiệp bởi các các hoạt động này đã bị cấm bởi các quy định trước đó.

Tuy nhiên, Thông tư 16 hạn chế chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp, và khuyến khích các ngân hàng thực hiện chiến lược mua và nắm giữ đối với danh mục đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, sẽ dẫn tới hệ quả giảm lượng giao dịch trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường liên ngân hàng. Điều này có thể ảnh hưởng đáng kể tới lợi nhuận của các ngân hàng từ hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Như vậy, tại Techcombank, điều khoản trong Thông tư 16 sẽ không cho phép Techcombank chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp cho Công ty cổ phần chứng khoán Kỹ thương (TCBS). Nhưng ngân hàng này cho biết, số lượng này là rất nhỏ và sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của ngân hàng.

Ngoài ra, VCSC lưu ý, Thông tư 16 không có tác động đến quỹ thị trường tiền tệ của TCBS, vì vai trò của công ty chứng khoán này là nhà quản lý quỹ chứ không phải chủ sở hữu.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.