Chứng khoán thế giới chạm đáy của năm khi bị bán tháo khắp nơi

CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI
14:05 - 10/05/2022
Bán tháo không ngừng, chứng khoán thế giới chạm đáy trong vòng hơn 1 năm. Nguồn: The Edge Markets.
Bán tháo không ngừng, chứng khoán thế giới chạm đáy trong vòng hơn 1 năm. Nguồn: The Edge Markets.
0:00 / 0:00
0:00
Những lo ngại về tác động từ lãi suất Mỹ tăng cao và tình trạng "bão" giá gây lạm phát toàn cầu đang phủ bóng lên thị trường chứng khoán thế giới trong các phiên giao dịch đầu tuần này.

Kết phiên giao dịch ngày 9/5, chỉ số Dow Jones giảm 653,67 điểm, tương đương 1,99% xuống mức 32.245,70 điểm. S&P 500 mất 3,2% xuống 3.991,24 điểm. Nasdaq Composite rớt 4,29% còn 11.623,25 điểm.

Đáng chú ý, S&P 500 đã dao động ở mức thấp 3.975,48 điểm trong phiên, mất mốc 4.000 điểm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021 và lao dốc 17% từ mức đỉnh 52 tuần. Nhà đầu tư đang gặp khó khăn để phục hồi từ biến động mạnh của thị trường vào tuần trước.

Trái phiếu kho bạc Mỹ bị bán tháo, khiến lợi suất của kỳ hạn 10 năm lập đỉnh mới kể từ cuối năm 2018 ở mức cao hơn nhiều so với ngưỡng 3%.

“Đây là một cuộc định giá lại tài sản trên quy mô lớn. Đây là một cuộc xê dịch quan trọng của các dòng vốn. Và tất cả đều có nguyên nhân là chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)”, chuyên gia Jeff Kilburg của Sanctuary Wealth nhận định. “Tôi cho rằng cách duy nhất để giá cổ phiếu sớm tìm được đáy trong ngắn hạn và để thị trường hàn gắn là Fed có thể, bằng những công cụ mà họ có, kiểm soát lãi suất trên thị trường. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm cần phải giảm dưới 3%”.

Tuần trước, Fed nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm và tuyên bố sẽ bắt đầu cắt giảm quy mô bảng cân đối kế toán từ tháng 6. Theo dự báo, Fed có thể nâng lãi suất với bước nhảy 0,5 điểm phần trăm mỗi lần trong 2 cuộc họp tới. Đây là bước nhảy lãi suất mà Fed chưa từng áp dụng kể từ năm 2000.

Đà tăng của lãi suất tiếp tục gây áp lực lớn lên các cổ phiếu công nghệ vốn hoá lớn như Meta Platforms và Alphabet. Hai cổ phiếu này giảm tương ứng 3,7% và 2,8%. Amazon, Apple và Netflix giảm 5%, 3% và 4%, trong khi Tesla và Nvdia “bay” hơn 9% mỗi cổ phiếu.

Đồng USD đã đạt mức cao mới trong 20 năm vào phiên giao dịch vừa qua. Động thái tích cực từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã góp phần thúc đẩy sự hấp dẫn của đồng tiền trú ẩn an toàn như đồng bạc xanh. Đây là tuần tăng giá thứ 5 liên tiếp của đồng tiền này.

Sự kết hợp giữa lãi suất cao và nguy cơ suy thoái kinh tế trong bối cảnh lạm phát leo thang cũng là nguyên nhân khiến các nhóm cổ phiếu khác điêu đứng, từ cổ phiếu tiêu dùng không thiết yếu như Nike cho tới những cái tên công nghiệp như Caterpillar. Cổ phiếu ngân hàng không nằm ngoài “dòng lũ” bán tháo, với Bank of America giảm 2,8%.

Trong số các thành viên của Dow Jones, Boeing là cổ phiếu “thảm” nhất phiên này, với mức giảm hơn 10%. Kế đó là Chevron giảm 6,7% do giá dầu tụt dốc.

“Chúng tôi dự báo thị trường sẽ còn biến động, nghiêng về giảm, vì nguy cơ xảy ra tình trạng stagflation (kết hợp giữa lạm phát cao và tăng trưởng sụt giảm) sẽ tiếp tục gia tăng. Chúng tôi không đánh giá thấp khả năng có những phiên hồi phục trong một thị trường giá xuống như thế này, nhưng dư địa tăng là hạn chế”, chuyên gia Maneesh Deshpande của Barclays phát biểu.

Các nhà phân tích kỹ thuật cũng nói rằng đang có nhiều dấu hiệu của một đợt sụt giảm kéo dài trên thị trường chứng khoán Mỹ.

“Chúng tôi nhận thấy giá cổ phiếu có thể tiếp tục đi xuống vì chưa thấy có bằng chứng kỹ thuật nào cho thấy một mức đáy bắt đầu hình thành. Các chỉ báo kỹ thuật cho thấy thị trường chưa ở trong trạng thái bán quá nhiều (oversold) tới mức đủ để hồi phục”, chuyên gia JC O’Hara của MKM Partners nhận xét.

Chứng khoán châu Á đỏ lửa, chung diễn biến với chứng khoán Mỹ. Nguồn: Reuters.

Chứng khoán châu Á đỏ lửa, chung diễn biến với chứng khoán Mỹ. Nguồn: Reuters.

Chung cảnh ngộ với chứng khoán Mỹ, các thị trường chứng khoán khu vực Châu Á và Châu Âu cũng đều đang gặp tình trạng bị bán tháo hàng loạt. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản vừa mới mở cửa đã giảm tới 1,88%, trong khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm sâu 3,8%.

Ở một diễn biến khác, tính đến 8h hôm nay 10/5, giá vàng thế giới đang niêm yết ở mức 1.884,2 USD/ounce, tăng nhẹ 1,1 USD/ounce so với phiên trước đó.

Cùng thời điểm, theo trang Tradingeconomics, giá dầu thế giới đang chịu nhịp điều chỉnh sau loạt diễn biến thăng hoa. Cụ thể, giá dầu thô WTI giảm 0,56% xuống 102,51 USD/thùng. Giá dầu Brent mất 0,55% còn 105,36 USD/thùng.

Trong khi đó, thị trường tiền điện tử đang dò đáy chưa thấy hồi kết. Giá Bitcoin và Ethereum đồng loạt trượt sâu lần lượt 11,3% và 10,94%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.