Đại gia đường biển Maersk chi 3,6 tỉ USD tấn công mảng logistics đường bộ

logistics THẾ GIỚI
18:55 - 25/12/2021
Ảnh: Getty Images
Ảnh: Getty Images
0:00 / 0:00
0:00
Tập đoàn A.P. Moller-Maersk – hãng vận tải container lớn nhất thế giới, đang trong quá trình mua lại một hãng logistics châu Á trong một thỏa thuận trị giá 3,6 tỷ USD, mở đường cho việc kinh doanh trên đường bộ của mình.

Đại diện hãng vận tải container của Đan Mạch cho biết tập đoàn đang đàm phán mua lại LF Logistics – một doanh nghiệp logistics có trụ sở tại Hong Kong trong một thỏa thuận hoàn toàn bằng tiền mặt. Bên bán bao gồm Li & Fung, tập đoàn nắm giữ 78,3% cổ phần của LF cùng một cổ đông lớn khác là Temasek Holdings. Với mức giá 3,6 tỷ USD, giao dịch này chỉ đứng sau vụ mua lại Hamburg Sued vào năm 2017 trị giá 4 tỷ USD.

Là một tập đoàn vận chuyển tới 25% số container của toàn thế giới bằng đường biển, Maersk gần đây đã quyết định mở rộng việc kinh doanh logistics của mình trên đường bộ. So với việc vận tải biển truyền thống, lĩnh vực này ngày càng có nhiều tiềm năng phát triển hơn và tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

Giám đốc điều hành Soren Skou cho biết, Maersk đang dần dần chuyển dời trọng tâm khỏi việc chỉ là một công ty vận tải các container từ Hong Kong tới Rotterdamn, Hà Lan. Thay vào đó, doanh nghiệp này đang hướng tới mục tiêu trở thành một công ty logistics cung cấp các giải pháp toàn diện cho phép khách hàng vận chuyển được hàng hóa từ nơi sản xuất cho đến tay người tiêu dùng.

Theo ông Skou, thỏa thuận này là “một vụ đặt cược lớn vào châu Á”. Việc này “có nghĩa là chúng tôi cũng có thể giúp khách hàng của mình phục vụ thị trường châu Á, nơi sẽ có tiềm năng tăng trưởng lớn trong tương lai”. Với thỏa thuận mua lại này, Maersk sẽ có thêm 10.000 nhân viên và hơn 200 nhà kho ở 14 quốc gia. Thương vụ này cũng sẽ giúp công ty tăng mức doanh thu hàng năm trong lĩnh vực logistics và dịch vụ của mình lên khoảng 1 tỷ USD.

Đại diện Maersk cho biết công ty đang trả một mức giá với bội số 14,4 dựa trên giá trị doanh nghiệp cho các khoản thu nhập trước lãi suất, thuế, khấu hao tài sản cố định hữu hình và vô hình. Thỏa thuận cũng bao gồm một khoản định giá kinh doanh với tổng giá trị lên tới 160 triệu USD liên quan đến hoạt động tài chính trong tương lai.

Tuy nhiên đơn vị giao nhận hàng hóa của LF vẫn sẽ thuộc về chính chủ và không thuộc về Maersk. Doanh nghiệp này cho biết mình sẽ không theo đuổi việc mua lại các công ty giao nhận hàng hóa mà thay vào đó sẽ tập trung mua lại các công ty có tài sản logistics hoặc sở hữu công nghệ chuyên biệt.

Giao dịch này dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2022 trong khi chờ được phê duyệt theo quy định.

Nhà kho của LF Logistics tại chi nhánh Việt Nam. Ảnh: LF Logistics Việt Nam
Nhà kho của LF Logistics tại chi nhánh Việt Nam. Ảnh: LF Logistics Việt Nam

Thương vụ này được thúc đẩy trong bối cảnh Maersk đang kiếm được lợi nhuận kỷ lục từ việc tăng giá cước vận tải. Do việc tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu, giá cước vận chuyển container đã tăng chóng mặt và làm mất đi 15% công suất vận chuyển container của thế giới. Theo dự đoán của các nhà phân tích, Maersk có khả năng sẽ đạt mức thu nhập ròng 17 tỷ USD cho năm 2021, gấp 6 lần năm 2020.

Trước đó vào đầu năm 2021, hãng vận tải có trụ sở tại Copenhagen cũng đã công bố kế hoạch mua lại công ty vận tải hàng không Senator International. Động thái này càng thể hiện rõ ràng tham vọng muốn tham gia vào tất cả các lĩnh vực trong chuỗi vận tải của tập đoàn này.

Maersk cũng được cho là đã xem xét thỏa thuận mua lại các tài sản tại châu Phi của Bollore Group trong một giao dịch trị giá 6,4 tỷ USD cùng với hãng vận tải container MSC Group cùng các công ty vận tải khác.

Ông Skou cho biết Maersk không quan tâm đến việc mua các công ty khổng lồ chỉ vì nó lớn. Ông bổ sung: “Chúng tôi vẫn đang tìm cách mua các doanh nghiệp trong những lĩnh vực mà chúng tôi cảm thấy danh mục đầu tư của mình vẫn còn thiếu. Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là tiếp tục đạt mức tăng trưởng hữu cơ”.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.