qc-phu-my

Đại sứ Việt Nam tại các thị trường lớn bàn chuyện hỗ trợ ngành gỗ

Chỉ có 4 nước châu Á có hiệp định thương mại tự do với EU: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam. Ngoài Việt Nam thì 3 nước còn lại không có thế mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ. Vậy tại sao xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang EU lại sụt giảm nhiều như vậy?

Doanh nghiệp ngành gỗ cần tận dụng tốt cơ hội tại các thị trường lớn.
Doanh nghiệp ngành gỗ cần tận dụng tốt cơ hội tại các thị trường lớn.

Tại cuộc họp giao ban tháng 5/2023 của Ban chỉ đạo Ngoại giao kinh tế (Bộ Ngoại giao), tối 22/5, các Đại sứ Việt Nam tại 3 thị trường lớn: EU, Trung Quốc, Mỹ đã thông tin về biến động tình hình thị trường và đưa ra nhiều khuyến nghị với doanh nghiệp ngành gỗ.

Vì sao thị trường EU có nhu cầu lớn, nhưng gỗ Việt chỉ chiếm 1%?

Tại cuộc họp, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, kiêm Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại EU Nguyễn Văn Thảo chia sẻ với những khó khăn của các doanh nghiệp ngành gỗ​ và đặt ra băn khoăn vì sao kim ngạch xuất khẩu gỗ sang thị trường này lại sụt giảm nhiều như vậy.

Theo Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại EU, trong năm 2022 và quý 1/2023, EU có khó khăn nhưng đây là thị trường đầy triển vọng thị trường. Trong báo cáo mới nhất của EU, dự kiến GDP của khối này sẽ tăng 1% trong năm nay và tăng 1,7% vào 2024.

Tiêu dùng cá nhân cũng được dự báo tăng 0,5% trong 2023 và tăng 1,8% năm 2024. EU đang phải đối mặt với lạm phát tuy nhiên đã được kiểm soát tốt hơn so với dự báo. Trong năm 2023, EU sẽ tăng 3% cho xuất khẩu và 2,1% cho nhập khẩu ngoài khối.

“Câu hỏi đặt ra là tại sao chỉ số nhập khẩu của EU không suy giảm mà kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam lại giảm nhiều như vậy. Tôi cho rằng, nguyên nhân từ phía EU chỉ là một phần.

Cần xem lại chính sản phẩm của chúng ta đã đủ sức cạnh tranh hay không? Nhất là khi thị trường Trung Quốc năm 2022 đóng cửa, nhưng 2023 đã mở cửa trở lại đã tạo thành đối trọng cạnh tranh lớn”, ông Thảo nói.

Nói riêng về nhu cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm của EU vẫn ở mức lớn, 2021 khối này nhập tới 14 tỷ Euro, 2022 nhập 15,8 tỷ Euro. Ngược lại, Việt Nam chỉ xuất khẩu sang EU được 112 triệu Euro năm 2021 và đạt 175 triệu Euro vào 2022.

Đại sứ Việt Nam tại các thị trường lớn bàn chuyện hỗ trợ ngành gỗ

"Các con số này cho thấy xuất khẩu gỗ của Việt Nam vào EU chưa đến 1% nhu cầu nhập khẩu của nước này. Trong khi chỉ có 4 nước châu Á có hiệp định thương mại tự do với EU: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam. Ngoài Việt Nam thì 3 nước còn lại không có thế mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ. Như vậy, số lượng thực tế xuất khẩu gỗ tại thị trường này hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng”.

Đại sứ Nguyễn Văn Thảo

Do đó, Đại sứ Nguyễn Văn Thảo đề xuất giải pháp, trong ngắn hạn, cần đa dạng hóa các sản phẩm, nghiên cứu chọn ra các mặt hàng có thể đẩy mạnh đầu tư thâm nhập thị trường. Đối với Liên minh EU, việc ổn định nguồn hàng đóng vai trò quan trọng quyết định cần liên kết doanh nghiệp lại với nhau đáp ứng yêu cầu.

Đặc biệt là công tác quảng bá, các doanh nghiệp cần chú trọng và chủ động nhiều hơn, xuất hiện nhiều hơn trong các gian hàng sản phẩm gỗ, nội thất của EU. Việc tham gia các hội chợ gỗ là cần thiết nhưng chưa đủ, các doanh nghiệp cần xây dựng chương trình quảng bá chuyên nghiệp thâm nhập thị trường.

Về dài hạn, Trưởng phái đoàn Liên minh EU cho rằng, cần đầu tư vào công nghệ là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo hạ giá thành sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã.

“Bản thân doanh nghiệp xác định ra biển lớn sẽ đối mặt sóng lớn, cần có sự chuẩn bị kỹ càng về tập quán kinh doanh, pháp lý trong thương mại.

Đáng lưu ý, doanh nghiệp gỗ sẽ bị tác động rất lớn trước các đạo luật mới chuẩn bị ban hành của EU, do đó cần có sự chuẩn bị tâm lý và thích nghi với các thay đổi này, đáp ứng yêu cầu thị trường”, Đại sứ Nguyễn Văn Thảo chia sẻ.

Tận dụng cơ hội từ các chính sách thương mại mới của Trung Quốc

Khẳng định thị trường Trung Quốc có nhu cầu lớn về gỗ và các sản phẩm gỗ, Đại sứ Phạm Sao Mai, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc thông tin, Trung Quốc hiện đang nhập khẩu gỗ dăm nhiều nhất thế giới và Việt Nam là nước xuất khẩu lớn nhất sang nước này. Năm 2022 tác động của nền kinh tế thế giới nói chung gây ảnh hưởng lớn đến xuất – nhập gỗ của Trung Quốc.

Thông tin về các chính sách mới, Đại sứ Phạm Sao Mai cho biết, từ 1/1/2023, Trung Quốc áp dụng giảm thuế suất đối với 1.002 mặt hàng, trong đó có nhiều mặt hàng gỗ, sản phẩm gỗ, từ 29 quốc gia/vùng lãnh thổ, theo 19 hiệp định thương mại tự do song phương. Điều này sẽ góp phần tạo ổn định giá nguyên liệu gỗ trong nội địa và phục hồi thị trường bất động sản với nhu cầu sử dụng gỗ.

Đại sứ Phạm Sao Mai (áo đen) và Tham tán Thương mại Nông Đức Lai
Đại sứ Phạm Sao Mai (áo đen) và Tham tán Thương mại Nông Đức Lai

"Gần đây, để góp phần thúc đẩy tăng trưởng tạo việc làm, phục hồi kinh tế, Trung Quốc đã ban hành 18 biện pháp ổn định kết cấu ngoại thương, nhấn mạnh tăng cường nhập khẩu với các nước xung quanh. Các chính sách mới này sẽ có tác động nhiều tới xuất khẩu gỗ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, nhất là khi Việt Nam là thị trường nhập khẩu gỗ chính của nước này".

Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai

Để nắm bắt các cơ hội tại thị trường này, Đại sứ Phạm Sao Mai khuyến nghị, Hiệp hội gỗ cần tổ chức các đoàn khảo sát để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tham gia sâu hơn vào các hội chợ chuyên ngành của Trung Quốc, theo sát hoạt động của nhà đầu tư Trung Quốc liên quan đến các sản phẩm gỗ và lâm sản.

Bên cạnh đó, tham mưu thêm cho các doanh nghiệp gỗ ở thị trường Trung Quốc, Tham tán Thương mại Việt Nam ở Trung Quốc Nông Đức Lai lưu ý các thách thức khi thị trường Trung Quốc đã tăng trưởng trở lại sẽ tạo ra những áp lực cạnh tranh lớn.

Trong bối cảnh, các doanh nghiệp gỗ Việt cần tận dụng sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc chuyển từ các sản phẩm mang tính quý hiếm sang các sản phẩm thông minh, mang tính ứng dụng cao.

Doanh nghiệp cần cẩn trọng về nguồn gốc nguyên liệu

Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, Hoàng Thị Thanh Nga, Phó Đại sứ Việt Nam tại Mỹ cho biết, phần lớn các nhà nhập khẩu gỗ vào Mỹ có sự suy giảm ngày càng tăng, thậm chí lớn hơn Việt Nam. Năm 2022, Việt Nam là nhà xuất khẩu gỗ lớn thứ 3 vào Mỹ, sau Trung Quốc và Canada.

Mặt hàng gỗ đang đứng trước những nguy cơ gia tăng các vụ kiện phòng vệ thương mại, nhất là trong bối cảnh khi Việt Nam chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường, nên các kết quả điều tra thương mại thường bất lợi cho sản phẩm của ta.

Bà Nga, chia sẻ dự báo từ các chuyên gia Mỹ cho rằng, đến nửa cuối 2023, nhu cầu từ thị trường Mỹ sẽ tăng cao hơn so với đầu năm, nhưng cũng khó có thể tăng quá mạnh do nền kinh tế Mỹ vẫn đang ảm đạm và có nguy cơ suy thoái. Do đó, việc xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam nói chung và ngành gỗ nói riêng sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh này, để giảm thiểu các tác động bất lợi, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ khuyến cáo doanh nghiệp cẩn trọng về xuất xứ, nguồn gốc, khai thác hợp pháp, không sử dụng nguyên liệu từ các nước đang bị Mỹ áp dụng phòng vệ thương mại.

"Ngoài ra, khi xảy ra các vụ điều tra phòng vệ thương mại, doanh nghiệp cần hợp tác đầy đủ với các cơ quan của Mỹ, cung cấp thông tin đúng hạn và trao đổi thông tin với các cơ quan trong và ngoài nước", Phó Đại sứ Hoàng Thị Thanh Nga lưu ý.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Brunei được giá nhất thế giới

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Brunei được giá nhất thế giới

Giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam sang Brunei lên tới 959 USD/tấn trong 5 tháng đầu năm 2024, đứng sau là Mỹ, Hà Lan, Iraq...
Hai kịch bản giá cà phê vào cuối năm 2024

Hai kịch bản giá cà phê vào cuối năm 2024

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) vừa đưa ra hai kịch bản giá cà phê trong bối cảnh dự kiến La Nina có thể thay thế El Nino vào cuối năm nay tại Việt Nam.
Xuất khẩu tôm khó cán đích 4 tỷ USD năm 2024

Xuất khẩu tôm khó cán đích 4 tỷ USD năm 2024

Theo VASEP, năm 2024 ngành tôm của Việt Nam khó đạt được mục tiêu 4 tỷ USD khi trong nửa đầu năm mới chỉ mang về khoảng 1,6 tỷ USD kim ngạch.
Sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm duy trì đà tăng trưởng

Sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm duy trì đà tăng trưởng

Theo GSO, sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 duy trì tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu, chăn nuôi phát triển ổn định, thủy sản tăng trưởng khá.
Giá vải thiều Bắc Giang biến động theo từng ngày

Giá vải thiều Bắc Giang biến động theo từng ngày

Giá vải thiều Bắc Giang năm nay chứng kiến những biến động mạnh chưa từng thấy, cao gấp 2-3 lần so với mọi năm.
Liên kết giữa các bên để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Liên kết giữa các bên để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Ngày 17/6, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các tháng cuối năm 2024.
Xuất khẩu nông, thủy sản mang về hơn 14 tỷ USD trong 5 tháng

Xuất khẩu nông, thủy sản mang về hơn 14 tỷ USD trong 5 tháng

Theo tính toán của Mekong ASEAN từ số liệu của Tổng cục Thống kê, lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 9,1% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Sắp diễn ra lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ tại Hải Dương

Sắp diễn ra lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ tại Hải Dương

Lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ năm 2024 được tổ chức nhằm tiếp tục quảng bá chất lượng, thương hiệu, kích cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm nông sản hữu cơ của địa phương.
Việt - Trung dự kiến có Nghị định thư về sầu riêng đông lạnh, chanh leo năm 2024

Việt - Trung dự kiến có Nghị định thư về sầu riêng đông lạnh, chanh leo năm 2024

Theo ông Huỳnh Tấn Đạt – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT, năm 2024 Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục có thêm một số Nghị định thư về các loại nông sản như sầu riêng đông lạnh, chanh leo, ớt…
Nhà máy Đạm Phú Mỹ đón đoàn khách hàng tiêu biểu tham quan

Nhà máy Đạm Phú Mỹ đón đoàn khách hàng tiêu biểu tham quan

Trong tháng 4 và 5/2024, PVFCCo đã tổ chức nhiều chương trình tham quan đặc biệt tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ, đón tiếp đoàn khách hàng tiêu biểu là các nông dân trồng sầu riêng tại Đắk Lắk và lãnh đạo các công ty cà phê tại khu vực Kon Tum – Gia Lai.
‘Mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2024 bằng hoặc vượt kỷ lục 2023’

‘Mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2024 bằng hoặc vượt kỷ lục 2023’

Năm 2024, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu lượng gạo bằng hoặc vượt năm 2023.
Việt Nam công bố quy hoạch về bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản

Việt Nam công bố quy hoạch về bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản

Sáng 31/5, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030, phân bố lại không gian cho bảo tồn, bảo vệ, khai thác hải sản.
Chỉ số hàng hóa đứt chuỗi tăng 3 ngày liên tiếp

Chỉ số hàng hóa đứt chuỗi tăng 3 ngày liên tiếp

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), lực bán trở lại và chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua (29/5), kéo chỉ số MXV-Index suy yếu 0,53%, xuống 2.378 điểm, đứt chuỗi tăng 3 ngày liên tiếp trước đó.
Cà Mau mời gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công - nông nghiệp

Cà Mau mời gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công - nông nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký ban hành Kế hoạch tăng cường công tác xúc tiến đầu tư và hợp tác đầu tư nước ngoài của tỉnh năm 2024 và các năm tiếp theo.
Phân bón Phú Mỹ cho mùa vụ sầu riêng bội thu ở miền Trung - Tây Nguyên

Phân bón Phú Mỹ cho mùa vụ sầu riêng bội thu ở miền Trung - Tây Nguyên

Trong hơn một thập kỷ qua, cây sầu riêng với mệnh danh là "cây tiền tỷ" đã trở thành hiện tượng trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt mức 3,2 tỷ USD, với tốc độ phát triển mạnh mẽ trên 20% mỗi năm.
Đạm Cà Mau 'bắt tay' với Wuhuan nâng công suất nhà máy

Đạm Cà Mau 'bắt tay' với Wuhuan nâng công suất nhà máy

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, HoSE: DCM) vừa ký thỏa thuận hợp tác với công ty TNHH Công trình Ngũ Hoàn Trung Quốc (Wuhuan Engineering Co., Ltd) nghiên cứu dự án nâng công suất Nhà máy Đạm Cà Mau.
Bộ Nông nghiệp đề nghị 3 tỉnh ngăn chặn nhập lậu giống vật nuôi

Bộ Nông nghiệp đề nghị 3 tỉnh ngăn chặn nhập lậu giống vật nuôi

Ngày 27/5, Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai đề nghị có biện pháp ngăn chặn, xử lý các trường hợp nhập lậu giống vật nuôi không rõ nguồn gốc, chất lượng kém vào Việt Nam.
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh tuần qua

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh tuần qua

Theo MXV, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa tuần trước với những biến động rất mạnh. Tuy nhiên, sự trái chiều ở nhiều mặt hàng quan trọng khiến chỉ số MXV-Index thay đổi không đáng kể, chốt tuần tăng chưa đến 0,1%, lên 2.345 điểm.
Xuất khẩu cá ngừ chế biến của Việt Nam có xu hướng tăng

Xuất khẩu cá ngừ chế biến của Việt Nam có xu hướng tăng

Theo VASEP, xuất khẩu cá ngừ chế biến và đóng hộp ngày càng tăng, trong khi xuất khẩu cá ngừ tươi và đông lạnh không ổn định.
Xuất khẩu tôm tháng 4: Mỹ quay lại đà giảm, EU là điểm sáng

Xuất khẩu tôm tháng 4: Mỹ quay lại đà giảm, EU là điểm sáng

Tháng 4/2024, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 287 triệu USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 4 tháng đầu 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 974 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
Nửa đầu tháng 5: Giá nông sản xuất khẩu đồng loạt tăng

Nửa đầu tháng 5: Giá nông sản xuất khẩu đồng loạt tăng

Nửa đầu tháng 5/2024, các mặt hàng nông sản của Việt Nam như gạo, cà phê, sắn, hạt tiêu, chè đều có giá xuất khẩu trung bình cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
Lần đầu tiên Tiền Giang tổ chức Lễ hội trái cây với quy mô cấp vùng

Lần đầu tiên Tiền Giang tổ chức Lễ hội trái cây với quy mô cấp vùng

Đây là lần đầu tiên Lễ hội trái cây được tổ chức quy mô cấp vùng do UBND tỉnh Tiền Giang chủ trì cùng với Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương.
Tây Ninh công bố vùng an toàn dịch bệnh chăn nuôi

Tây Ninh công bố vùng an toàn dịch bệnh chăn nuôi

Ngày 19/5, tại huyện Tân Châu, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã dự Lễ công nhận vùng an toàn dịch bệnh tỉnh Tây Ninh và công bố kế hoạch xuất khẩu sản phẩm gia cầm sang các thị trường Halal.
Vải thiều Thanh Hà đang được giá, đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu

Vải thiều Thanh Hà đang được giá, đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu

Năm 2024 là năm vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải Dương được đánh giá có chất lượng cao nhất từ trước tới nay. Hiện vải thiều Thanh Hà đã có mặt tại các thị trường khó tính như Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc...
Xử lý nghiêm tàu cá vi phạm về hệ thống giám sát hành trình, quyết gỡ thẻ vàng IUU

Xử lý nghiêm tàu cá vi phạm về hệ thống giám sát hành trình, quyết gỡ thẻ vàng IUU

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 49/CĐ-TTg ngày 15/5/2024 yêu cầu tập trung phát hiện, điều tra và xác minh thông tin để xử lý vi phạm quy định về Hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS).
Việt Nam xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Trung Quốc với giá bao nhiêu?

Việt Nam xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Trung Quốc với giá bao nhiêu?

Theo VASEP, Trung Quốc & Hong Kong là thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 10% với 13 triệu USD trong quý 1/2024, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 9/5/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kinh nghiệm Israel: ‘Xây dựng văn hóa bảo vệ tài nguyên nước’

Kinh nghiệm Israel: ‘Xây dựng văn hóa bảo vệ tài nguyên nước’

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, khi chưa hình thành văn hóa tiết kiệm, ngành thủy lợi ra sức khoét núi, xây hồ, ngành trồng trọt, người nông dân lại xả nước vô tội vạ cho tưới tiêu.
Xuất khẩu ure của Đạm Cà Mau vượt mức 100.000 tấn

Xuất khẩu ure của Đạm Cà Mau vượt mức 100.000 tấn

Tháng 3/2024, Đạm Cà Mau ghi nhận xuất khẩu 114.840 tấn ure, điều này góp phần kéo tổng lượng xuất khẩu ure quý 1/2024 của doanh nghiệp đạt 131.660 tấn, tương ứng hoàn thành 51% kế hoạch năm.
Hà Nội: Lợn hơi đắt lên, tiểu thương ngại tăng giá vì sợ ế

Hà Nội: Lợn hơi đắt lên, tiểu thương ngại tăng giá vì sợ ế

Mặc dù giá lợn hơi khu vực phía Bắc tăng so với đầu năm, song giá bán lẻ vẫn ở mức ổn định, nhiều tiểu thương cho biết khó tăng giá vì sức mua trầm lắng.
Cà phê Việt Nam chỉ chiếm 2,2% thị phần tại Singapore

Cà phê Việt Nam chỉ chiếm 2,2% thị phần tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết đang tích cực tìm kiếm và kết nối với các doanh nghiệp cà phê của Việt Nam để đưa thông tin mặt hàng mà nhà nhập khẩu nước này có nhu cầu.
Tiền gửi ngân hàng của BFC giảm sâu 75% trong quý đầu 2024

Tiền gửi ngân hàng của BFC giảm sâu 75% trong quý đầu 2024

Tiền gửi ngân hàng của CTCP Phân bón Bình Điền (HoSE: BFC) giảm sâu 75% trong 3 tháng đầu năm 2024, tương ứng từ 602 tỷ đồng xuống còn 150 tỷ đồng.
Mở 50 điểm cầu xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà với các doanh nghiệp nước ngoài

Mở 50 điểm cầu xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà với các doanh nghiệp nước ngoài

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản của Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam, các doanh nghiệp thu mua từ nước ngoài sẽ diễn ra ngày 9/5 với gần 50 điểm cầu trong và ngoài nước.
Số liệu cập nhật về tình hình sản xuất nông nghiệp tháng 4

Số liệu cập nhật về tình hình sản xuất nông nghiệp tháng 4

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (GSO), tính đến ngày 15/4/2024, cả nước gieo cấy được 2,94 triệu ha lúa đông xuân, giảm 2.500 ha so với vụ đông xuân năm trước.
ĐHĐCĐ PAN Group: Trả cổ tức tiền mặt sau nhiều năm 'tri ân' bằng hiện vật

ĐHĐCĐ PAN Group: Trả cổ tức tiền mặt sau nhiều năm 'tri ân' bằng hiện vật

Cổ đông PAN năm nay không còn được nhận gạo và nước mắm như những năm trước nữa, thay vào đó là cổ tức tiền mặt 5%.
Phát triển hạ tầng giao thông sẽ mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Phát triển hạ tầng giao thông sẽ mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả kiến nghị, cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, tạo kết nối, xây dựng các vùng nguyên liệu cho xuất khẩu tươi và chế biến sâu, một yêu cầu quan trọng cho ngành công nghiệp nông nghiệp Tây Nguyên.
Xem thêm