Đảm bảo tốt hơn quyền lợi của nhân dân trong bảo hiểm y tế

CHÍNH SÁCH Việt nAM
19:29 - 22/10/2021
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành cơ bản đã hoàn thành việc xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành cơ bản đã hoàn thành việc xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm y tế.
0:00 / 0:00
0:00
Tại Nghị trường chiều 22/10, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tính đến 31/12/2020, số người tham gia BHYT là 87,96 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 90,85% dân số.

Chiều 22/10, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thành Long trình bày Báo cáo về quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế (BHYT), tiến tới BHYT toàn dân trong 2 năm 2019-2020.

Bộ trưởng cho biết, tổng số chi do Ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT năm 2020 là 39.953 tỷ đồng, bằng 37% tổng số thu tiền đóng BHYT. Trong đó, Ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng cho hơn 51 triệu người, chiếm 58%.

Tổng thu của Quỹ Bảo hiểm y tế năm 2020 là 110.395 tỷ đồng; chi BHYT năm 2020 là 104.220 tỷ đồng. Về cân đối Quỹ, tổng số thu lớn hơn tổng số chi là 5.071 tỷ đồng; dự kiến số dư Quỹ lũy kế đến cuối năm 2020 là 32.991 tỷ đồng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, việc cân đối Quỹ vẫn được bảo đảm do Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành đã triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát chi từ Quỹ. Bên cạnh đó, ngành y tế đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin như hồ sơ sức khỏe cá nhân kết hợp với bệnh án điện tử. Dịch vụ khám chữa bệnh từ xa kết nối hơn 1.500 cơ sở y tế trên toàn quốc, 100% các huyện được kết nối, hỗ trợ chuyên môn.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần giải quyết như: Số người tham gia BHYT tăng nhưng phần lớn do ngân sách Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng theo mức lương cơ sở nên số thu vào quỹ thấp. Mức đóng không thay đổi trong khi phạm vi, quyền lợi hưởng chế độ bảo hiểm y tế ngày càng được mở rộng. Tình trạng trốn đóng, chậm đóng BHYT của một số chủ sử dụng lao động vẫn xảy ra ở hầu hết các địa phương...

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BHYT

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BHYT

Tăng cường hiệu quả của Bảo hiểm y tế trong tình hình mới

Sau 8 năm thực hiện Nghị quyết 68/2013/QH13, 8 chỉ tiêu, nhiệm vụ đã hoàn thành, đạt yêu cầu. 4 chỉ tiêu, nhiệm vụ thành phần chưa hoàn thành hoặc mới chỉ hoàn thành được một phần theo Nghị quyết 68. Nhìn chung, các chỉ tiêu đã hoàn thành là các chỉ tiêu được xác định tại các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu chưa đạt liên quan đến cơ chế đầu tư, hỗ trợ tài chính.

Trong thời gian tới, Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương sẽ tập trung triển khai các giải pháp như: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BHYT; nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề chuyên ngành y học gia đình và các điều kiện bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện.

Ngành y tế sẽ tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ động đổi mới hình thức nội dung tuyên truyền. Tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHYT theo quy định của pháp luật.

Ủy ban Xã hội của Quốc hội kiến nghị Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 68 làm cơ sở để đưa ra kiến nghị, đề xuất Quốc hội ban hành Nghị quyết phù hợp với tình hình mới.

Uỷ ban cũng đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội dự án Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) và Luật Khám chữa bệnh (sửa đổi); chỉ đạo hoàn thiện văn bản dưới luật để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Ủy ban Xã hội đề nghị phải có giải pháp về tăng độ bao phủ bảo hiểm y tế đối với nhóm đối tượng theo hộ gia đình; đầu tư nâng cao năng lực y tế cơ sở, y tế dự phòng; điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng phù hợp với khả năng chi trả của người dân và ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, Quốc hội cũng đề nghị cần tiếp tục tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tiếp tục tăng đầu tư cho lĩnh vực y tế, ưu tiên dành ngân sách nhà nước để hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế, ưu tiên ngân sách cho hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.