Đạt mức tín nhiệm cao, Bamboo Airways chuẩn bị khôi phục bay quốc tế

Hàng KHông Việt nAM
10:28 - 25/12/2021
Bamboo Airways đã chuẩn bị sẵn sàng để đón khách quốc tế.
Bamboo Airways đã chuẩn bị sẵn sàng để đón khách quốc tế.
0:00 / 0:00
0:00
Đây là hãng hàng không bay đúng giờ nhất trong số các hãng bay nội địa. Đặc biệt, trong tháng 12, không có chuyến nào bị hủy. 

Theo thống kê mới nhất của Cục Hàng không Việt Nam, tỷ lệ cất cánh muộn của toàn ngành tháng 12 là 3,6%, giảm 1,1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tỷ lệ hủy chuyến tăng 0,5% so với cùng kỳ, ở mức 1%.

Trong các hãng, chỉ có Bamboo Airways là không có chuyến bay nào bị hủy. Đặc biệt, tỷ lệ bay đúng giờ (OTP) của hãng này cũng cao nhất, đạt 97,2%, cao hơn mức trung bình 96,4% của toàn ngành hàng không Việt Nam. Trong tháng 11, Bamboo Airways cũng dẫn đầu về tỷ lệ này.

Với tỷ lệ bay đúng giờ như trên, hãng máy bay của FLC hiện khá được lòng hành khách. Bamboo Airways cũng không giấu tham vọng giành thị phần lớn ở ngành này.

Tháng trước, hãng này vừa công bố chuẩn bị đưa 1,85 tỷ cổ phiếu BAV lên giao dịch tại UPCoM vào quý I năm sau. Trước đó vào tháng 9, Bamboo Airways đã tăng vốn điều lệ lên 18.500 tỷ đồng, tương ứng với 1,85 tỷ cổ phần lưu hành.

Như vậy, nếu tạm tính theo giá tối thiểu 60.000 đồng/cp thì vốn hóa của Bamboo Airways trong ngày đầu ở UPCoM có thể lên tới 111.000 tỷ đồng, tương ứng gần 5 tỷ USD

Hiện, vốn hóa của Vietnam Airlines (HVN) là khoảng 52.000 tỷ và của Vietjet (VJC) là khoảng 69.000 tỷ. Như vậy nếu thành công, vốn hóa của Hàng không Tre Việt sẽ bằng Vietnam Airlines và Vietjet Air cộng lại.

Chiếc Boeing 787-9 Dreamliner của Bamboo Airways.

Chiếc Boeing 787-9 Dreamliner của Bamboo Airways.

Để thực hiện mục tiêu, thời gian qua, Bamboo Aiways đã có nhiều động thái chuẩn bị cho sự bứt phá khi ngành hàng không được khôi phục toàn diện. Ngay sau khi Chính phủ đồng ý kế hoạch khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách từ ngày 1/1/2022, hãng đã công bố kế hoạch khai thác hàng loạt đường bay thường lệ quốc tế.

Ở giai đoạn 1, Bamboo Airways dự kiến khai thác các chuyến bay thẳng tới Nhật Bản với tần suất dự kiến 1 chuyến khứ hồi/tuần, trên đường bay Hà Nội – Narita; Đài Loan với tần suất dự kiến 1 chuyến khứ hồi/tuần trên đường bay Hà Nội - Đài Bắc; Hàn Quốc với tần suất dự kiến 1 chuyến khứ hồi/tuần trên đường bay Hà Nội - Seoul.

Ở giai đoạn 2, Bamboo Airways sẽ khai thác các đường bay thẳng tới Hồng Kông với tần suất dự kiến 7 chuyến khứ hồi/tuần trên đường Hà Nội/TP.HCM - Hồng Kông; Đức với tần suất dự kiến 2 chuyến khứ hồi/tuần trên đường bay Hà Nội/TP.HCM – Frankfurt và 1 chuyến khứ hồi/tuần trên đường bay Hà Nội/TP.HCM - Munich); Australia với tần suất dự kiến 2 chuyến khứ hồi/tuần trên đường bay TP.HCM - Melbourne và có thể nâng lên 4 chuyến khứ hồi/tuần tùy theo nhu cầu thị trường…

Ngoài ra, Bamboo Airways còn muốn mở rộng các đường bay thẳng đến Nhật Bản (các đường bay thẳng đến Hà Nội/TP.HCM - Tokyo/Osaka), Australia (đường bay thẳng đến Hà Nội/TP.HCM - Sydney), Anh (đường bay Hà Nội - London) và đặc biệt là Mỹ (với đường bay TP.HCM - San Francisco/Los Angeles) khi các điều kiện cho phép.

Trước đó, ngày 17/12, Bamboo Airways đã tổ chức lễ công bố đường bay thẳng kết nối hai nước Việt Nam - Australia tại sân bay quốc tế Melbourne, bang Victoria, Australia. Sự kiện được tổ chức ngay sau khi Chính phủ Australia thông báo mở cửa biên giới quốc tế.

Hiện nay, Bamboo Airways là hãng hàng không vận hành đội bay đa dạng chủng loại tàu bay, từ các máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreaminer, thân hẹp A320 family. Đây cũng là hãng đầu tiên và duy nhất đưa phản lực khu vực Embraer 190 về khai thác tại Việt Nam.

Không chỉ đầu tư về thiết bị, Bamboo Airways còn muốn tự chủ nguồn phi công với việc phối hợp với Viện đào tạo hàng không BAA Training Việt Nam khai giảng khóa đào tạo học viên phi công A320 đầu tiên.

Thời điểm cuối quý 3/2021, Bamboo Aiways từ công ty con hiện chỉ còn là công ty liên kết của Tập đoàn FLC. Theo đó, FLC ghi nhận phần vốn góp tại Bamboo Airways là 4.137 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ sở hữu 25,67%.

Vừa qua, hãng hàng không này cũng thông báo việc “thay tướng”. Theo đó, ông Đặng Tất Thắng được giao trở lại vị trí Tổng giám đốc từ ngày 20/12, thay cho ông Trịnh Văn Quyết.

Ông Thắng từng đảm nhiệm vị trí này từ khi Bamboo Airways thành lập giữa năm 2017 đến tháng 3/2019. Từ tháng 3/2019, ông Trịnh Văn Quyết nắm giữ "ghế" CEO Bamboo Airway thay ông Thắng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.