Dầu thô lại tăng nhẹ trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung

DẦU THÔ THẾ GIỚI
09:14 - 20/04/2022
Dầu thô tăng giá nhẹ trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung trầm trọng. Nguồn: Financial Times.
Dầu thô tăng giá nhẹ trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung trầm trọng. Nguồn: Financial Times.
0:00 / 0:00
0:00
Trong phiên giao dịch sáng nay, giá dầu thô trên thị trường thế giới đã tăng trở lại sau thời điểm sụt giảm mạnh phiên trước đó, do áp lực thiếu hụt nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu được cải thiện, đặc biệt là tại Trung Quốc.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 20/4, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2022 đứng ở mức 103,34 USD/thùng, tăng 1,29 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 19/4, giá dầu WTI giao tháng 6/2021 đã giảm tới 3,97 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 6/2022 đứng ở mức 108,32 USD/thùng, tăng 1,07 USD/thùng trong phiên nhưng đã giảm tới 4,92 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 19/4.

Trước đó, chốt phiên giao dịch muộn ngày 19/4, giá dầu thô Brent đã giảm 5,22% xuống 107,25 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 5,22% xuống 102,56 USD.

Giá dầu ngày 20/4 tăng trở lại chủ yếu do lo ngại tình trạng thắt chặt nguồn cung thêm trầm trọng. Công ty Dầu mỏ Quốc gia Libya (NOC) đã tuyên bố tình trạng dừng bất khả kháng đối với mỏ dầu quan trọng Al Sharara. Theo NOC, một nhóm cá nhân đã gây áp lực lên các công nhân ở mỏ dầu này, buộc họ phải ngừng hoạt động khai thác và khiến NOC không thể thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng của mình.

Al-Sharara là mỏ dầu lớn nhất của Libya và động thái này sẽ dẫn đến tạm đình chỉ tất cả hoạt động khai thác và xuất khẩu dầu của Libya.

Reuters mới đây cũng dẫn báo cáo cho thấy sản lượng dầu của Nga trong tháng 3/2022 đã giảm 300.000 thùng/ngày, chỉ đạt mức 10,018 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu khai thác của OPEC cũng được ghi nhận ở mức khiêm tốn, thấp hơn nhiều so với hạn ngạch mà nhóm được phân bổ.

Giá dầu thô ngày 20/4 tăng còn do kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ được cải thiện, đặc biệt là tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, khi các biện pháp phòng chống dịch bệnh được gỡ bỏ và các nhà máy sản xuất chuẩn bị mở cửa trở lại ở Thượng Hải.

Mặt khác, mặc dù giá dầu trong phiên giao dịch sáng 20/4 tăng nhưng vẫn ghi nhận xu hướng giảm mạnh, do lo ngại về nhu cầu sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế và cảnh báo lạm phát tăng cao hơn. Cơ quan này đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu gần một điểm phần trăm, với lý do bất ổn giữa Nga - Ukraine, đồng thời cảnh báo rằng lạm phát hiện là mối nguy hiểm rõ ràng đối với nhiều quốc gia.

Cụ thể, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 và 2023 sẽ ở mức 3,6%, lần lượt thấp hơn 0,8% và 0,2% so với dự báo được đưa ra hồi tháng 1/2022. Sự gián đoạn các chuỗi cung ứng và áp lực lạm phát tăng cao ở các nền kinh tế là nguyên nhân chính được IMF chỉ ra là rào cản làm chậm đà phục hồi kinh tế toàn cầu.

Tại thị trường trong nước, hiện giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau:


Tin liên quan

Đọc tiếp